7 thay đổi rõ rệt nhất của cơ thể mẹ bầu sau khi sinh

     Sau một thời gian thai kỳ dài và cuộc vượt cạn rút hết sinh lực, cơ thể của mẹ bầu sẽ có rất nhiều thay đổi, việc hiểu rõ những thay đổi này sẽ giúp các mẹ bầu vượt qua nó dễ dàng và cảm thấy khỏe khoắn hơn.

     Sau một thời gian thai kỳ dài và cuộc vượt cạn rút hết sinh lực, cơ thể của mẹ bầu sẽ có rất nhiều thay đổi, việc hiểu rõ những thay đổi này sẽ giúp các mẹ bầu vượt qua nó dễ dàng và cảm thấy khỏe khoắn hơn.

    1. Tóc rụng

    Một vài tuần sau khi sinh, có thể bạn sẽ bị rụng đi một lượng tóc rất lớn. Một người trung bình mất khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày, nhưng trong thời gian mang thai, bạn sẽ rụng ít tóc hơn do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Giờ đây, khi kết thúc thai kì, cơ thể bạn sẽ “rụng tóc bù” toàn bộ số tóc đã rụng ít đi trong khoảng sáu tháng đầu sau khi sinh. Bạn không phải quá lo lắng về điều này vì mái tóc của bạn sẽ sớm trở lại “nhịp điệu rụng tóc” như bình thường mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn cả. 

    2. Da “đổi màu”

    Sự thay đổi của màu da còn rõ rệt đến nỗi một số mẹ bầu được coi là đang dần tháo bỏ lớp "mặt nạ của thai kỳ”. Khu vực da xung quanh mắt của bạn sẽ bắt đầu “tan” đi và mờ dần. Những mẹ bầu bị mụn trứng cá nghiêm trọng trong khi mang thai sẽ thấy làn da của mình bắt đầu làm sáng hơn lên. Tuy nhiên, một số người cũng sẽ gặp cảm giác vùng da quanh miệng và cằm bị “khô cằn” một cách khó chịu. Hãy yên tâm rằng tất cả những dấu hiệu đó sẽ mất đi trong vòng vài tuần thôi. 

     

    (Ảnh minh họa)

    3. Ngực “bự” hơn

    Ngực là phần cơ thể thay đổi rõ rệt nhất sau khi bạn sinh con. Ngực của bạn có thể sẽ bị đỏ ửng, sưng, đau vì tình trạng căng sữa trong một hoặc hai ngày sau khi sinh. Sau khi các dấu hiệu sưng tấy giảm đi, những ngày sau đó (cho đến tận khi bạn ngừng cho con bú), ngực của bạn có thể sẽ bắt đầu có dấu hiệu chảy xệ, điều này là hoàn toàn bình thường vì nó là kết của của việc da bị co giãn. 

    4. Đau lưng

    Trong suốt thời gian mang thai, do sự lớn lên của bụng mà toàn bộ trọng lượng của cơ thể bạn sẽ chủ yếu được dồn vào lưng, đó là nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị đau lưng sau khi sinh, cho đến tận khi các cơ bụng được “kéo” lại như xưa. Một bà mẹ mới sinh cũng có thể bị đau lưng do tư thế ngồi không đúng trong thời gian mang thai. Vì thế, trong sáu tuần lễ đầu tiên sau khi sinh, nếu các triệu chứng đau lưng của bạn không giảm, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

    5. Khó kiểm soát việc “đi nhẹ” và bị táo bón

    Cho dù không còn bị em bé trong bụng thúc và gây áp lực lên bang quang nữa, bạn sẽ không phải đi tiểu thường xuyên, tuy nhiên, áp lực lên niệu đạo trong khi sinh có thể khiến cho việc đi tiểu sau sinh khó khăn hơn. Mẹ bầu mới sinh có thể bị đi tiểu không tự chủ hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu khiến bạn có cảm giác bị bỏng rát mỗi lần đi tiểu.

    Một vấn đề nữa mà bạn có thể sẽ gặp phải đó là “táo bón”, nếu bạn bị táo bón trong thai kỳ, bạn vẫn có thể gặp phải vấn đề này thậm chí sau khi bạn sinh con. Hãy duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước, sữa, và nước trái cây để việc đi vệ sinh được dễ dàng hơn.

    6. Chân bị sưng, phù

    Tình trạng sưng, phù chân có thể sẽ giảm đi rất nhanh sau khi bạn sinh, tuy nhiên không phải ai cũng có một “tiến trình giảm sưng, phù” như nhau và rất có thể bạn sẽ gặp phải những đợt co rút cơ chân đột ngột. Hãy đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng này bởi ví nó có thể sẽ được cải thiện cùng với việc giảm cân say khi sinh, nhưng sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn.

    7. Đổ mồ hôi

    Sau khi sinh, cơ thể bạn lúc nào cũng “bừng bừng” và bạn có thể sẽ liên tục đổ mồ hôi vào ban đêm. Hiện tượng này xảy ra do do cơ thể bạn cần đào thải ra hết các “chất lỏng” đã tích lũy trong quá trình mang thai của bạn.

    Theo afamily.vn