Đừng coi thường tiểu đường thai kỳ
Người ta đề cập đến tiểu đường thai kỳ khi ta đo được lượng đường cao trong máu xuất hiện trong thời gian mang thai. Tiểu đường thai kỳ chỉ xuất hiện ở một số phụ nữ, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Người ta đề cập đến tiểu đường thai kỳ khi ta đo được lượng đường cao trong máu xuất hiện trong thời gian mang thai. Tiểu đường thai kỳ chỉ xuất hiện ở một số phụ nữ, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chứng bệnh này của phụ nữ mang thai có thể để lại những hệ quả không tốt với sức khỏe của em bé và cả của người mẹ.
Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Điều này thường đi kèm với việc bà mẹ tăng cân đáng kể. Nguồn gốc của nó là gì ? Nhau thai sản xuất một lượng lớn hormone. Tuy nhiên, các hormone này sẽ làm nhiễu hoạt động của insulin (chất có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu). Nó cho phép đường "thâm nhập vào các tế bào sau đó được chuyển thành năng lượng hoặc được lưu giữ," tiến sĩ Valerie Foussier và tiến sĩ Patrick Tubiana viết trong cuốn "Bệnh tiểu đường và thai kỳ" (ed. J.Lyon).
Những nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Đối với các bà mẹ, tiểu đường làm tăng nguy cơ tiền sản giật và tăng nguy cơ phải mổ lấy thai. Tiền sản giật còn được gọi là nhiễm độc thai nghén, biểu hiện là huyết áp cao và xuất hiện albumin trong nước tiểu. Tiền sản giật có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho bà mẹ và em bé.
Đối với em bé, hệ quả chính của tiểu đường thai kỳ là cân nặng bất thường. Điều đó có nghĩa là em bé sẽ có trọng lượng lớn hơn so với trẻ khác, điều này có thể gây nhiều khó khăn cho bà mẹ lúc lâm bồn.
Không phải là bệnh mãn tính
Tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất (thường là như vậy) sau khi phụ nữ sinh con. Tuy nhiên, nó có nguy cơ bị tái phát trong lần mang thai sau đó. Khi bạn bị bệnh tiểu đường thai kỳ, có nguy cơ bệnh sẽ tiến triển thành tiểu đường típ 2 và bạn không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của nó. Vì đó là một căn bệnh kéo dài thầm lặng. Trong trường hợp này, bệnh tiểu đường vẫn tiến triển sau khi sinh.
Theo vnmedia