Một số bệnh thường gặp khi mang thai

     Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở… Nhận biết được dấu hiệu nào thì có thể nguy hiểm đến mẹ và bé cần phải đi khám là vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây cung cấp những kiến thức về những bệnh lý thường mắc khi mang thai:

     Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở… Nhận biết được dấu hiệu nào thì có thể nguy hiểm đến mẹ và bé cần phải đi khám là vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây cung cấp những kiến thức về những bệnh lý thường mắc khi mang thai:

    Đau đầu: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi để thích nghi với môi trường mới, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến phụ nữ dễ mệt mỏi, cáu gắt và đau đầu. Đây là triệu chứng thường gặp nhưng không nghiêm trọng; nếu quá khó chịu, bạn có thể uống nhiều nước trái cây. Mát-xa cũng giúp thư giãn các cơ thần kinh, làm dịu những cơn stress. Tuy nhiên, nếu đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như: mất ngủ, khó chịu… thì cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

    Đau lưng: Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ tiết ra các hoóc-môn làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của các dây chằng ở vùng thắt lưng và xương chậu. Lưng của thai phụ phải gánh tất cả trọng lượng của em bé khiến cho lưng cong về phía trước. Càng về cuối thai kỳ, thai nhi càng phát triển, lưng càng đau mỏi hơn. Để giảm đau lưng và hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, thai phụ cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng. Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu. Nên nằm nghiêng, không nên nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Ngồi hay đứng cần thường xuyên thay đổi tư thế.

    Táo bón - trĩ: Táo bón - trĩ trong lúc mang thai là bệnh thường gặp do thay đổi nội tiết và phải bổ sung canxi và sắt, cũng như việc ít vận động hơn bình thường khiến gia tăng bệnh trĩ do táo bón. Để khắc phục tình trạng trên thai phụ nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như: rau, hoa quả, giảm ăn cay, nên uống nhiều nước, vận động nhiều. Đừng rặn mạnh khi đại tiện. Nên tập đi đại tiện mỗi ngày, muốn dùng thuốc nhuận tràng hay thuốc bôi hậu môn thì phải hỏi ý kiến bác sĩ.

    Chóng mặt, hoa mắt: Do chức năng co giãn huyết quản không ổn định, máu tập trung nhiều ở dưới chân dẫn đến hiện tượng chóng mặt hoặc lượng máu về thấp. Đặc biệt là khi đứng lâu không cử động được ở nơi đông người, những nơi không khí không trong lành thì cũng rất dễ phát sinh hiện tượng quáng mắt, chóng mặt. Đặc biệt nếu đứng lâu, ngồi lâu làm trì trệ máu ở dưới chân và trong tim dễ dẫn đến thiếu máu ở não gây nên chóng mặt, đây là điều thường thấy ở phụ nữ mang thai ở thời kỳ đầu… Để khắc phục, thai phụ không ngồi dậy hay đứng lên đột ngột mà vận động từ từ để não khỏi thiếu máu đột ngột. Hãy tăng cường các thức ăn bổ máu như: thịt, cá, trứng, sữa, lạc, rau xanh màu sẫm, có thể uống thêm viên sắt. Nếu có lúc cảm thấy muốn ngất, bạn hãy nằm xuống hoặc ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối để máu lên não nhiều hơn. Nếu chóng mặt, hoa mắt kéo dài bạn cần đi khám để được điều trị thích hợp.

    Chuột rút: Chuột rút là do thiếu ôxy đến cơ, nguyên nhân thứ hai là thiếu nước và muối ăn. Các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút, đặc biệt là hạ canxi máu (thiếu canxi) hoặc hạ kali máu (thiếu kali). Khi bị chuột rút nên hít thở sâu, làm giãn cơ, duỗi thẳng chân, xoa bóp nhẹ lên chỗ bị đau. Muốn tránh chuột rút, đừng nằm hay đứng lâu. Cần bổ sung khoáng chất canxi, muối khoáng, uống nhiều nước.

    Phù bàn chân và mắt cá: Thỉnh thoảng nên nằm nghỉ, gác chân cao. Uống nước nhiều giúp cơ thể thải nước tốt hơn. Đừng ăn mặn quá, nếu thấy cả tay và mặt cũng phù thì đó là dấu hiệu đáng ngại, cần đi khám ngay.

    Theo SKDS