Phá thai và biến chứng thường gặp

     Phá thai là một thủ thuật đình chỉ thai nghén ngoài ý muốn, tách và lấy các thành phần của bào thai khỏi tử cung của người phụ nữ có thai nhờ tự nhiên, dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa.

     Phá thai là một thủ thuật đình chỉ thai nghén ngoài ý muốn, tách và lấy các thành phần của bào thai khỏi tử cung của người phụ nữ có thai nhờ tự nhiên, dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa.

    Các phương pháp phá thai 3 tháng đầu

    - Hút chân không bằng tay hoặc bằng điện áp dụng cho tuổi thai đến 12 tuần kể từ ngày đầu kỳ kinh cuối cùng.

    - Phá thai nội khoa (phá thai bằng thuốc) kết hợp mifepristone sau đó dùng prostaglandin như misoprostol hoặc gemeprost áp dụng cho tuổi thai tới 9 tuần kể từ ngày đầu kỳ kinh cuối.

    - Nong và nạo chỉ nên áp dụng ở nơi mà hút thai chân không không có hoặc không có phá thai bằng thuốc.

    Tư vấn phá thai cho người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM.

    Các phương pháp phá thai 3 tháng giữa

    - Nong và gắp sử dụng kết hợp giữa hút chân không và foóc xép.

    - Dùng thuốc mifepristone sau đó dùng liều prostaglandin nhắc lại như dùng misoprostone hoặc gemeprost.

    -  Hoặc dùng prostaglandin đơn thuần (misoprostol hoặc gemeprost) nhắc lại nhiều lần.

    Tai biến và biến chứng có thể gặp khi phá thai

    - Khi phá thai được thực hiện bởi người được đào tạo có kỹ năng thì tai biến hiếm xảy ra.Tuy nhiên, mọi cơ sở phá thai phải thường trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu khi có tai biến xảy ra. Tử vong thường do nguyên nhân tác dụng phụ của thuốc giảm đau, tắc mạch, nhiễm khuẩn và băng huyết không khống chế được. Tử vong thứ phát do sốc nhiễm độc.

    Các tai biến đặc trưng của phá thai ngoại khoa:

    Ứ máu trong buồng tử cung: cần phải hút buồng tử cung.

    Nhiễm khuẩn: đa số dễ chẩn đoán và điều trị nếu người phụ nữ tuân thủ những hướng dẫn của thầy thuốc. Dùng kháng sinh làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sau thủ.

    Rách cổ tử cung: cần phải khâu cầm máu.

    Thủng tử cung do chọc hoặc rách: Tai biến này có thể tự liền hoặc phải phẫu thuật khâu lỗ thủng và hiếm khi cắt tử cung.

    Còn thai: là sự không kết thúc được thai nghén và cần hút lại buồng tử cung.

    Sót rau thai: là hiện tượng còn sót lại mô rau thai trong buồng tử cung cần phải hút lại buồng tử cung.

    Băng huyết: do sót rau, chấn thương và thủng tử cung cần phải truyền máu.

    Các tai biến đặc trưng của phá thai nội khoa

    Thất bại của thuốc phá thai: cần phải hút lại buồng tử cung.

    Sẩy thai không hoàn toàn: đòi hỏi phải hút lại buồng tử cung tránh băng huyết và nhiễm khuẩn.

    Băng huyết: đòi hỏi phải hút lại buồng tử cung.

    Nhiễm khuẩn tử cung: cần dùng kháng sinh.

    Biến chứng liên quan đến phương pháp vô cảm

    Gây tê an toàn hơn gây mê đối với tất cả các phương pháp phá thai 3 tháng đầu cũng như phương pháp nong gắp của 3 tháng giữa. Nếu áp dụng gây mê, nhân viên y tế cần được đào tạo để điều trị co giật và cấp cứu tim mạch cũng như cấp cứu hô hấp.

    Ngoài ra, phải có các thuốc đối kháng với tác dụng phụ của thuốc ngủ.

    Biến chứng lâu dài:

    Đa số phụ nữ phá thai an toàn không để lại hậu quả lâu dài đối với toàn thân và sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, có một tỷ lệ nhỏ có biến chứng nặng nề sẽ để lại hậu quả về sau này. Có một tỷ lệ nhỏ những bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện tác dụng phụ trên tâm thần nhưng là do tồn tại tình trạng bệnh từ trước, không phải là hậu quả của phá thai an toàn.

    Theo SKDS