Rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ

    Có 5 loại tăng huyết áp trong thai kỳ: tăng huyết áp thai kỳ (hay còn gọi là tăng huyết áp thoáng qua), tiền sản giật, sản giật, tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mãn tính, tăng huyết áp mãn tính.

    Có 5 loại tăng huyết áp trong thai kỳ: tăng huyết áp thai kỳ (hay còn gọi là tăng huyết áp thoáng qua), tiền sản giật, sản giật, tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mãn tính, tăng huyết áp mãn tính.

    Theo TS.BS. Lê Thị Thu Hà - Trưởng khoa Hậu sản M (BV. Từ Dũ), có 5 loại tăng huyết áp trong thai kỳ: tăng huyết áp thai kỳ (hay còn gọi là tăng huyết áp thoáng qua), tiền sản giật, sản giật, tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mãn tính, tăng huyết áp mãn tính.

    Nguy hiểm ở tuần thai thứ 20

    Trong đó, tiền sản giật là hội chứng mà chủ yếu bao gồm sự phát triển của tăng huyết áp mới khởi phát từ sau tuần 20 của thai kỳ. Tiền sản giật có thể liên kết với nhiều dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: rối loạn thị giác, đau đầu, đau vùng thượng vị, và sự phát triển nhanh chóng của phù nề. BS. Thu Hà cảnh báo: “Cho dù tiền sản giật không có những dấu hiệu nghiêm trọng: suy thận, giảm tiểu cầu, suy chức năng gan, phù phổi… tiền sản giật không nặng vẫn làm tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong cho cả mẹ và con”.

    Sản phụ bị tiền sản giật kèm theo cơn co giật được gọi là sản giật. Sản giật có thể xảy ra trước, trong và sau khi chuyển dạ. Ngoài ra, một ít sản phụ có thể gặp hội chứng HELLP - “một sản phẩm phụ” của tiền sản giật, gây ra tán huyết, tăng men gan, và giảm tiểu cầu. Nhưng 15 - 20% số bệnh nhân bị HELLP không có tăng huyết áp trước đó. Nhưng cả tiền sản giật nặng và HELLP có thể kèm theo những biểu hiện khác như: nhồi máu, xuất huyết và vỡ gan.

    Chấm dứt thai kỳ?

    Đây là chỉ định với những sản phụ bị tiền sản giật nặng kèm theo những yếu tố sau: thai kỳ ≥ 37 tuần, nghi ngờ nhau bong non; hoặc thai kỳ ≥ 34 tuần có kèm chuyển dạ tiến triển hoặc vỡ màng ối, thiểu ối. Đối với những phụ nữ chưa có chỉ định chấm dứt thai kỳ, có thể điều trị trong bệnh viện hoặc ở nhà với hạn chế hoạt động và cần đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi liên tục.

    Thai phụ cần nghỉ ngơi hoàn toàn, chế độ ăn giàu đạm, nhiều rau cải và trái cây tươi. Tuy nhiên, nếu sản phụ bị tăng huyết áp mãn, ổn định, sản phụ không cần hạn chế hoạt động vì sẽ làm gia tăng nguy cơ tắc mạch. Nếu TSG nặng và thai suy dinh dưỡng trong tử cung, nằm nghỉ sẽ làm tăng tưới máu tử cung nhau. Khi đó, thai nhi cần được theo dõi cử động mỗi ngày, siêu âm để xác định phát triển thai nhi mỗi 3 tuần, và đánh giá chỉ số ối ít nhất một lần/tuần. Thử nghiệm non-stress (NST) để đếm cử động thai và nghe nhịp tim thai cần được thực hiện mỗi tuần một lần cho các sản phụ bị tăng huyết áp thai kỳ, NST 2 lần/tuần với sản phụ bị tiền sản giật nặng.

    Khoảng 6 - 8% số sản phụ bị tiền sản giật. Mẹ có thể bị suy thận, gan, phù phổi, còn con có thể suy dinh dưỡng thậm chí chết lưu. Vì vậy, để hạn chế các hậu quả nặng nề, khi bắt đầu mang thai, sản phụ nên khám thai ít nhất là 7 lần trong suốt thời gian thai nghén, để sớm nhận biết các nguy cơ bị tiền sản giật (mang thai quá sớm - dưới 20 tuổi, hoặc quá trễ - trên 40 tuổi; mẹ vốn có bệnh mãn tính trước đó - cao huyết áp, hen suyễn…; từng có tiền căn thai chết lưu; mang thai đôi).

    Theo SKDS