Vì sao cần sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú?

      “Sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú cần được tiến hành thường xuyên hơn đối với một trong 3 phụ nữ có nguy cơ cao”, thông tin được chia sẻ từ một nghiên cứu khoa học mới đây của Anh.

      “Sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú cần được tiến hành thường xuyên hơn đối với một trong 3 phụ nữ có nguy cơ cao”, thông tin được chia sẻ từ một nghiên cứu khoa học mới đây của Anh.

    Nếu chụp tia X vú 3 năm một lần cho phép sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú đối với phần đa phụ nữ (chiếm 70%), biện pháp này cần được tiến hành thường xuyên hơn và thậm chí hàng năm cho một số phụ nữ có nguy cơ cao hơn, theo kết quả của một cuộc điều tra y tế công bố tại hội nghị châu Âu lần thứ 9 về ung thư vú.

    Giáo sư Gareth Evans đến từ trường Đại học Manchester và đồng nghiệp của ông đến từ trường Đại học Queen Mary (London, Anh) đã thu thập dữ liệu y tế từ 53.467 phụ nữ tham gia vào nghiên cứu với tên gọi PROCAS (dự đoán nguy cơ ung thư vú).

    Những phụ nữ này phải trả lời một danh sách câu hỏi y tế cụ thể về các yếu tố nguy cơ, lối sống của họ và tiểu sử gia đình. Xét nghiệm nước bọt giúp các nhà nghiên cứu có được những dữ liệu di truyền của họ. Những người phụ nữ tham gia vào nghiên cứu được chụp tia X vú và được tiến hành "đánh giá trực quan" (EVA) để biết được tỷ lệ các mô trong vú. Nghiên cứu này bắt đầu vào năm 2009 và trong số những người tham gia có 634 được chuẩn đoán bị ung thư vú.

    Đây là nghiên cứu lớn nhất về ung thư vú được tiến hành tại Anh, và "kết quả của nó có thể cho biết hiệu quả của chương trình sàng lọc và chuần đoán sớm bệnh ung thư vú. Bằng cách kết hợp đánh giá rủi ro cá nhân trong quá trình kiểm tra y tế định kỳ, chúng ta có thể dự đoán và ngăn ngừa tốt hơn ung thư vú trong tương lai", giáo sư Gareth Evans kết luận.

    Những nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

    Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong 1.280 (2% trong số người tham gia nghiên cứu) phụ nữ có nguy cơ cao phát triển thành bệnh ung thư vú, và 14.720 phụ nữ có nguy cơ cao hơn so với bình thường sẽ bị ung thư vú trong 1 thập kỷ tới.

    "Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng việc sàng lọc và chuẩn đoán sớm 3 năm 1 lần bệnh ung thư vú rất hiệu quả cho khoảng 70% phụ nữ, nhưng những người có nguy cơ cao hơn so với người khác cần được khám thường xuyên hơn. Cần tiến hành sàng lọc và chuẩn đoán hàng năm đối với 8% phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất", Giáo sư Gareth Evans cho biết.

    Cảnh báo 17 hóa chất độc hại

    Các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra một danh sách 17 hóa chất gây ung thư vú đối với phụ nữ. Các nhà nghiên cứu Mỹ ở Massachusetts (Mỹ) vừa công bố danh sách 17 "loại hóa chất độc hại trong nỗ lực ngăn ngừa ung thư vú. Đó là hóa chất có trong xăng, dầu diesel và các khí thải xe khác, chất chống cháy, sơn tranh, chất làm sạch vết bẩn và các chất khử trùng nước được sử dụng trong nước uống ", tiến sĩ Ruthann Rudel, giám đốc nghiên cứu của viện Silent Spring Institute nói.

    Để giảm tiếp xúc với các hóa chất này, các nhà nghiên cứu Mỹ đưa ra một vài biện pháp phòng ngừa :

    - Hạn chế mức tối đa tiếp xúc với khói xăng hoặc dầu diesel và khí thải xe. 

    - Sử dụng hệ thống thông khói bếp khi nấu ăn và giảm ăn các loại thịt nướng.

    - Không mua đồ nội thất, đồ gỗ (ghế sofa, ghế bành...) có chứa bọt polyurethane và chắc chắn rằng chúng không được xử lí bằng chất chống cháy.

    - Tránh làm sạch thảm và bề mặt đồ nội thất trong nhà bằng chất xử lí vết bẩn. 

    - Lắp đặt thiết bị lọc nước trước khi sử dụng nước.

    - Tìm thợ giặt không dùng chất perchloroéthylène, dung môi dùng rất nhiều trong máy giặt “khô” hoặc các chất dung môi khác.

    - Giảm tiếp xúc với hóa chất chứa trong bụi của nhà bằng cách dùng máy hút bụi với công nghệ lọc HEPA.

    Theo VNmedia