Ăn uống liên quan đến ung thư vú?

     Chị em có biết rằng ăn uống thích hợp giúp dự phòng ung thư vú, trái lại, ăn uống không đúng cũng có thể gây ra ung thư vú.

    Kỳ 1: Tại sao ăn uống không đúng dễ mắc ung thư vú?

    Chị em có biết rằng ăn uống thích hợp giúp dự phòng ung thư vú, trái lại, ăn uống không đúng cũng có thể gây ra ung thư vú.

    Thực phẩm ngừa ung thư vú

    Thực phẩm ngừa ung thư vú: trà xanh, cà chua, bắp cải, đậu tương, vitamin C, vitamin A, chất xơ,....

    Ung thư vú ngoài việc liên quan rất nhiều đến di truyền (tiền sử gia đình), nó còn liên quan rất nhiều với béo phì. Do vậy, những nhân tố liên quan đến béo phì như: sự hấp thu năng lượng, chất béo, vận động cơ thể nhiều hay ít đều có liên quan đến việc mắc ung thư vú! Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng như: protein, chất xơ, chất chống oxy hóa, hợp chất thực vật, hoóc-môn thực vật và cồn... cũng có liên quan đến căn bệnh ung thư vú.

    Những sai lầm trong ăn uống

    Năng lượng:

    Hấp thu quá nhiều năng lượng sẽ dẫn đến làm tăng tỉ lệ mắc ung thư vú. Cho nên phụ nữ ở các nước phát triển kinh tế dồi dào, lượng vận động giảm đi, hơn nữa hấp thu nhiều năng lượng, đều là những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc ung thư vú.

    Bởi vì hấp thu nhiều năng lượng, dễ dẫn đến béo phì, cũng dễ làm cho cơ thể chuyển hóa các chất và hoóc-môn khác thường. Do vậy, sự phân chia tế bào khác thường cũng tăng nhanh, có liên quan đến sự sinh sôi của tế bào ung thư vú. Ngoài ra, bạn gái nếu hấp thu nhiều năng lượng vào thời niên thiếu, tỉ lệ chất béo trong cơ thể sẽ cao hơn, kinh nguyệt lần đầu sẽ đến sớm hơn, kinh nguyệt lần đầu đến sớm làm tăng tỉ lệ mắc ung thư vú. Vì vậy, sớm vào thời niên thiếu đã khống chế hấp thu năng lượng một cách thích hợp, cũng có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú sau khi trưởng thành.

    Chất béo:

    Sự hấp thu chất béo, đặc biệt là chất béo động vật, có liên quan rất lớn đến ung thư vú. Do chất béo giàu năng lượng, hấp thu chất béo quá nhiều, thì hấp thu năng lượng cũng nhiều, tỉ lệ mắc bệnh béo phì cũng tăng lên tương ứng, dẫn đến tăng tỉ lệ mắc ung thư vú. Hơn nữa, hấp thu chất béo quá nhiều sẽ làm giảm chức năng của tế bào miễn dịch chống lại tế bào ung thư, từ đó làm tăng tỉ lệ mắc ung thư vú. Chất béo hấp thu quá nhiều không chỉ gây ra ung thư vú, mà còn có thể xảy ra hiện tượng ung thư vú tái phát và di căn.

    Tránh hấp thụ quá nhiều chất béo bão hòa: thịt có màu đỏ, bơ sữa,...
    Tránh hấp thụ quá nhiều chất béo bão hòa: thịt có màu đỏ, bơ sữa,...

    Chất béo bão hòa có hại: hấp thu quá nhiều chất béo bão hòa sẽ kích thích bài tiết estrogen. Do vậy, nên tránh hấp thu quá nhiều chất béo bão hòa từ thịt đỏ, bơ sữa… để dự phòng ung thư vú.

    Chất béo không bão hòa có lợi: những chất béo không bão hòa đến từ cá, quả, hạt giúp bảo vệ và giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Một nghiên cứu khác cho thấy, dùng dầu ô liu trong ăn uống làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.

    Cồn:

    Nữ giới hấp thu quá nhiều cồn, tỉ suất mắc ung thư vú càng cao. Các chuyên gia khuyến nghị bạn gái tốt nhất không uống rượu hoặc uống vừa phải, chẳng hạn uống bia dưới 1 lon hoặc rượu whisky không quá nửa cốc là thích hợp.

    Hợp chất thực vật:

    Hợp chất thực vật là những thành phần trong cây, có khoảng trên ngàn loại công hiệu phòng ngừa ung thư, chẳng hạn chất indol, polyphenol đều tương đối quan trọng. Trong việc dự phòng ung thư vú, với phyto-estrogen có kết cấu tựa như estrogen thì có tác dụng mạnh nhất.

    Phụ nữ châu Á có tỉ lệ mắc ung thư vú rất thấp so với nữ giới người Mỹ, bởi vì phụ nữ châu Á ngoài việc hấp thu chất béo ít ra, thì lượng hấp thu chế phẩm từ đậu nành cũng nhiều hơn so với nữ giới người Mỹ.

    Đậu nành giúp điều tiết estrogen, dự phòng ung thư vú
    Đậu nành giúp điều tiết estrogen, dự phòng ung thư vú

    Đậu nành tác dụng cân bằng estrogen: khi mức estrogen trong cơ thể quá thấp, đậu nành sẽ làm tăng estrogen, khi estrogen quá cao, đậu nành cũng sẽ làm giảm estrogen. Đây là điều mà ngày càng nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đậu nành trợ giúp nữ giới dự phòng một số chứng ung thư có liên quan đến estrogen một cách hiệu quả. Đậu nành còn chứa isoflavon, có tác dụng đối kháng estrogen.

    Đồng thời, trong đậu nành chứa nhiều phyto-estrogen, đóng vai trò quan trọng về mặt điều trị và dự phòng ung thư vú, mấu chốt là đậu nành làm thay đổi bài tiết estrogen trong cơ thể.

    Ăn uống liên quan đến ung thư vú?
     

    Trà xanh giảm ung thư vú tái phát hoặc di căn: trong trà xanh có chứa hoạt chất sinh học, nghiên cứu phát hiện, hằng ngày uống trên 5 ly trà xanh, có thể giảm ung thư vú tái phát hoặc di căn.

    Chất dinh dưỡng khác:

    Tăng hấp thu rau cải và trái cây, giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Bởi vì chất xơ có thể làm giảm hấp thu estrogen trong ruột, làm giảm estrogen trong cơ thể, theo đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.

    Chất xơ, vitamin A, vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư vú

    Chất xơ, selen, beta-carotene, vitamin A, vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư vú

    Trong thức ăn chứa chất dinh dưỡng chống oxy hóa hiệu quả, có thể phòng ngừa sự gây hại của oxy tự do đối với DNA và tế bào, thúc đẩy tạo sức miễn dịch, giảm nguy cơ mắc ung thư vú, chẳng hạn selen, beta-carotene và vitamin A đã được chứng minh có hiệu quả. Vitamin C trong dạ dày giúp phòng ngừa hình thành chất gây ung thư nitrosamin. Các chuyên gia khuyến nghị rằng, trong ăn uống nên tăng hấp thu rau cải và trái cây, nhất là bông cải thuộc họ Thập tự hoa (họ Cruciferae), giúp bảo vệ sức khỏe, dự phòng chứng ung thư hiệu quả, bởi loại cải này chứa hoạt chất có thể làm thay đổi con đường chuyển hóa estrogen trong cơ thể.

    Khi hấp thu rau cải không cần phân biệt màu vàng, xanh và nhạt, chỉ cần dùng nhiều là được. Chẳng hạn, củ hành là rau màu nhạt, nhưng lại khống chế được một số bệnh ung thư.

    Ăn uống ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của bộ ngực. Để bạn không nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh ung thư, thì đừng nên xem thường tầm quan trọng của việc ăn uống.

    Ăn nhiều cà chua giúp dự phòng ung thư vú?

    Thực tế có một loại rau quả có thể giúp bạn nói “không” với ung thư vú thật nhẹ nhàng.

    Chất lycopene trong nước cốt cà chua có công hiệu phòng trị ung thư vú, đặc biệt là chất lycopene trong thực phẩm cà chua được chế biến như tương cà, xốt cà và canh cà chua, rất dễ được cơ thể hấp thu, hiệu quả giảm nguy cơ mắc ung thư vú tốt hơn so với dùng ăn trực tiếp quả cà chua.

    Chất lycopene trong nước cốt cà chua có công hiệu phòng trị ung thư vú
    Chất lycopene trong nước cốt cà chua có công hiệu phòng trị ung thư vú

    Để đạt được hiệu quả phòng bệnh, hằng ngày cần hấp thu 25 mg chất lycopene. Dùng cà chua có thể giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến và bệnh tim mạch cho người trung - lão niên, chất lycopene mang màu đỏ từ cà chua, dưa hấu và cà rốt giúp dự phòng ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư kết tràng và bệnh tim mạch, trong đó với hiệu quả dự phòng ung thư vú thấy rõ nhất. Hơn nữa cũng nên ăn đủ lượng các rau quả tươi để đảm bảo sức khỏe.

    Tại sao cải bắp có thể dự phòng ung thư vú?

    Nghiên cứu tại đảo Đài Loan cho thấy, phụ nữ Trung Quốc và Nhật Bản có tỉ lệ mắc ung thư vú thấp hơn nhiều so với phụ nữ các nước phương Tây.

    Trong cải bắp chứa một loại hoạt chất, nó giúp phân giải estrogen có liên quan đến ung thư vú
    Trong cải bắp chứa một loại hoạt chất, nó giúp phân giải estrogen có liên quan đến ung thư vú

    Điều tra cho thấy, trong mỗi 100.000 phụ nữ, tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú hằng năm là: Trung Quốc 6 người, Nhật Bản 21 người, Bắc Âu 48 người, Mỹ 91 người.

    Trong cải bắp chứa một loại hoạt chất, nó giúp phân giải estrogen có liên quan đến ung thư vú, hoạt chất này có tên gọi indol - 3 - methyl, chiếm khoảng 1% trọng lượng của cải bắp.

    Nữ giới hằng ngày dùng 0,5 kg cải bắp, có thể hấp thu 500 mg hoạt chất này, theo đó làm tăng số lượng một loại enzym trong cơ thể, mà enzym này giúp phân giải estrogen.

    Kỳ II: Cách sắp xếp ăn uống cho người bệnh ung thư vú?

    Theo SKDS