Cách sử dụng thuốc hạ sốt acetaminophen an toàn cho trẻ
Acetaminophen nói chung là an toàn và hiệu quả nếu bạn làm theo hướng dẫn sử dụng, nhưng nếu bạn dùng quá liều hoặc dùng hơn một loại thuốc đều có chứa acetaminophen, nó có thể gây buồn nôn và nôn… Trong một số trường hợp, ở cả người lớn và trẻ em, nó có thể gây suy gan và tử vong.
Acetaminophen nói chung là an toàn và hiệu quả nếu bạn làm theo hướng dẫn sử dụng, nhưng nếu bạn dùng quá liều hoặc dùng hơn một loại thuốc đều có chứa acetaminophen, nó có thể gây buồn nôn và nôn… Trong một số trường hợp, ở cả người lớn và trẻ em, nó có thể gây suy gan và tử vong.
Bạn đang ở trong cửa hàng thuốc, tìm kiếm một thuốc hạ sốt cho con em của mình. Chúng có độ tuổi từ 6 tháng đến 7 năm, và bạn muốn mua một sản phẩm, có thể sử dụng cho tất cả lứa tuổi này. Điều mà bạn nghĩ tới là sẽ mua acetaminophen dạng lỏng. Đối với trẻ sơ sinh và em bé sử dụng ống nhỏ giọt, còn đối với trẻ lớn tuổi hơn thì sử dụng muỗng cà phê để đong liều. Điều này có thể là một sai lầm nguy hiểm. Dùng thuốc không đúng cách là một trong những vấn đề lớn nhất trong việc sử dụng acetaminophen cho trẻ em.
Acetaminophen (paracetamol) có thể ở dạng một thành phần hoạt chất duy nhất dưới các thương hiệu như tylenol thường được sử dụng để hạ sốt và giảm đau, nhưng nó cũng được sử dụng kết hợp với các thành phần khác trong sản phẩm để làm giảm nhiều triệu chứng như ho và cảm cúm… Acetaminophen có thể được tìm thấy trong hơn 600 sản phẩm OTC (không kê đơn) và các loại thuốc kê đơn. Thuốc nói chung là an toàn và hiệu quả nếu bạn làm theo hướng dẫn trên bao bì, nhưng nếu bạn dùng quá liều theo hướng dẫn hoặc dùng hơn một loại thuốc đều có chứa acetaminophen, nó có thể gây buồn nôn và nôn… Trong một số trường hợp, ở cả người lớn và trẻ em, thuốc có thể gây suy gan và tử vong. Trong thực tế, ngộ độc acetaminophen là nguyên nhân hàng đầu gây suy gan ở Mỹ.
Sử dụng ống nhỏ giọt đi kèm hộp/lọ thuốc để đong liều
Theo quy định của FDA năm 2009, các nhà sản xuất phải đặt chữ "acetaminophen" trên mặt trước của tất cả các sản phẩm OTC có chứa các thành phần và các "thông tin thuốc” trên nhãn, trên bao bì và đóng gói nhỏ nhất.
Tuy nhiên, các loại thuốc theo toa chỉ có nhãn trên hộp, kiện thuốc lớn mà không có nhãn trực tiếp tới đơn vị thuốc đưa cho người sử dụng, mà thay vào đó, các hiệu thuốc phải in nhãn thuốc dựa trên toa thuốc trên thùng, hộp thuốc lớn đó trước khi đưa nó cho người tiêu dùng. Thuốc thường sử dụng từ viết tắt "APAP" (N-acetyl-p-aminophenol) hoặc một phiên bản rút gọn của acetaminophen để đại diện cho các thành phần. Việc đọc kỹ các thành phần trên thuốc, hoặc tên gốc có thể giúp cha mẹ tránh được việc sử dụng quá liều acetaminophen cho trẻ.
Lời khuyên sử dụng an toàn acetaminophen (paracetamol) cho trẻ em
Không bao giờ cho con của bạn dùng nhiều hơn một loại thuốc có chứa acetaminophen cùng một lúc. Để tìm hiểu xem một loại thuốc OTC có chứa acetaminophen, hãy tìm "acetaminophen" trên nhãn thuốc hoặc hướng dẫn sử dụng, mục thành phần của thuốc. Đối với thuốc giảm đau theo toa, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ nếu thuốc có chứa acetaminophen.
Chọn thuốc OTC phải dựa trên trọng lượng và tuổi của con bạn. Các "hướng dẫn" của nhãn thuốc có thể cho bạn biết nếu loại thuốc đó có phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của con bạn hay không? Nếu một liều cho trọng lượng hay tuổi tác của con bạn không được liệt kê trên nhãn hoặc trong hướng dẫn sử dụng hoặc bạn không biết có thể dùng bao nhiêu là phù hợp, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ phải làm gì.
Không bao giờ uống nhiều hơn một loại thuốc có chứa acetaminophen. Nếu uống thuốc tình trạng của con bạn không tốt lên hoặc cải thiện cần thông báo lại cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết.
Nếu thuốc là một chất lỏng, sử dụng công cụ đo lường đi kèm với hộp (lọ) thuốc mà không sử dụng bất kỳ dụng cụ đong, do lường nào khác trong bếp ăn của mình.
Giữ một bản ghi hàng ngày các loại thuốc mà con bạn đang sử dụng, và chia sẻ thông tin này với bất cứ ai giúp đỡ chăm sóc cho con mình.
Nếu con bạn uống quá nhiều acetaminophen, cần có sự trợ giúp y tế ngay lập tức, ngay cả khi con bạn không cảm thấy bị bệnh.
Theo SKDS