Con dễ gặp nguy hiểm khi mẹ bị viêm nhiễm

     Trong số những tai biến sản khoa thì tình trạng nhiễm trùng ối được cho là rất nguy hiểm vì khi vi khuẩn xâm nhập gây viêm màng ối khiến ối có thể vỡ ra trong bất kỳ thời gian nào của thai kỳ, gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

     Trong số những tai biến sản khoa thì tình trạng nhiễm trùng ối được cho là rất nguy hiểm vì khi vi khuẩn xâm nhập gây viêm màng ối khiến ối có thể vỡ ra trong bất kỳ thời gian nào của thai kỳ, gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

    Thực tế ở nước ta nhiều phụ nữ có nguy cơ bị viêm nhiễm đường sinh dục trước hoặc trong thời kỳ mang thai dẫn đến nhiều nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai và chuyển dạ.

    Theo TS. Vũ Bá Quyết, GĐ BV Phụ sản Trung ương, Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí cao kết hợp với điều kiện sống và làm việc chưa tốt, khiến nhiều chị em phụ nữ dễ bị viêm nhiễm đường sinh dục. Đặc biệt, nhiều phụ nữ nông thôn phải làm việc dưới thời tiết khắc nghiệt với phòng hộ lao động kém nên tỉ lệ viêm đường sinh dục khá cao.

    Viêm nhiễm dễ dẫn đến tai biến sản khoa. 

    Bên cạnh đó, những thủ thuật như nạo hút thai, khám bệnh ở các phòng mạch, trung tâm có điều kiện vô khuẩn chưa tốt. Các kiến thức vệ sinh cơ quan sinh dục của phụ nữ còn thiếu khoa học; sự kém hiểu biết về vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh khi giao hợp cũng dễ dẫn đến viêm nhiễm bộ phận sinh dục. 

    Tuy nhiên, do thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản nên nhiều phụ nữ bị nhiễm khuẩn âm thầm suốt quá trình mang thai mà không biết. Hậu quả là thai chết lưu trong bụng, hoặc có những trẻ vừa sinh ra khỏi bụng mẹ đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết nặng do vi khuẩn từ mẹ “tấn công” vào thai nhi. 

    Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, ở các nước đang phát triển, nhiễm khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong giai đoạn sơ sinh (32%). Dù có rất nhiều kháng sinh được sản xuất để điều trị chống nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong vẫn rất cao 20-55%. Tỉ lệ nhiễm trùng ối xuất hiện từ 8-12 phụ nữ/tổng số 1.000 ca sinh và 96% những trường hợp nhiễm trùng ối là do nhiễm trùng ngược dòng. Tính trên những ca sinh nở diễn tiến tự nhiên, 1-4% phụ nữ bị viêm nội tâm mạc trong thời kì hậu sản; tỉ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh là 0,5-1%. Vi khuẩn âm đạo người mẹ là tác nhân chính trong những trường hợp nhiễm khuẩn này. Việc dự phòng nhiễm khuẩn bà mẹ và trẻ sơ sinh có thể thực hiện được bằng cách rửa âm đạo và cổ tử cung với chất kháng khuẩn trong suốt quá trình chuyển dạ.

    TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, nhiễm khuẩn BV thực sự là nỗi sợ hãi với bác sĩ, ca bệnh thường rất nặng nề, các vi khuẩn kháng nhiều thuốc kháng sinh. Vì thế trong những năm gần đây, ngành y tế rất quan tâm chống nhiễm khuẩn không chỉ trong lĩnh vực sản phụ khoa. Việc chăm sóc sản phụ khi sinh, càng vệ sinh sạch sẽ bao nhiêu thì tử vong tai biến sản khoa càng giảm đi bấy nhiêu.

    Cùng quan điểm này, TS.  Trần Hữu Thăng, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng hội y học Việt Nam cho biết, cách đây gần 200 năm, một nhà bác học người Áo đã đưa ra một khái niệm hết sức quan trọng. Đó là khi chăm sóc người phụ nữ trong lúc sinh nở, nếu nhà hộ sinh, phòng đẻ và đặc biệt là dụng cụ và bàn tay người đỡ đẻ càng sạch sẽ bao nhiêu, càng được tiệt trùng bao nhiêu thì tỉ lệ tử vong và tai biến sản khoa cũng giảm đi bấy nhiêu. Điều này cũng giúp giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh ở những tuần đầu, tháng đầu.    

    Nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục xảy ra trong thời kỳ hậu sản (sau đẻ, sau nạo hút thai). Đường xâm nhập trực tiếp lan từ ngoài âm đạo cổ tử cung vào tử cung, và phần phụ, vào ổ bụng và mạch máu, qua đường máu. Các yếu tố dễ gây bệnh là nhiễm khuẩn đường sinh dục, chuyển dạ kéo dài, ối vỡ sớm, non; không vô khuẩn trong thăm khám và đỡ đẻ; thủ thuật, phẫu thuật, bệnh toàn thân mẹ…

    Theo phapluatxahoi.vn