Nhu cầu acid amin trong cơ thể

     Các acid amin tham dự vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, như: tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, đổi mới các sợi cơ bắp.

     Các acid amin tham dự vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, như: tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, đổi mới các sợi cơ bắp.

    Sau đây xin giới thiệu vai trò của một số acid amine tiêu biểu:

    Acid glutamic: giữ vai trò quan trọng trong chuyển hóa tế bào thần kinh và vỏ não. Do vậy trong các trường hợp như suy nhược chức năng thần kinh, trẻ em chậm phát triển cơ thể hoặc trí óc, rối loạn chức năng gan, hôn mê gan, thường được sử dụng loai acid amin này. Người ta thấy trong bí ngô (còn gọi là bầu lào, bù rợ, bí đỏ) có chứa loại acid glutamic tự nhiên chiếm tới 1%, có tác dụng đào thải, giải độc mọi cặn bã do não bộ hoạt động thải ra.

    Methionine: một acid amin trong cấu tạo phân tử chứa lưu hùnh có tác dụng bảo vệ đặc hiệu cho tế bào gan. Còn là yếu tố hướng mỡ (lipotrope), tác nhân methyl hóa và sulfur hóa, ngoài ra còn có tác dụng chống nhiễm độc. Methionine còn được sử dụng như một yếu tố ngăn ngừa sự thoái hóa mỡ của các tế bào gan. Do vậy, trước đây đã có loại biệt dược lobamine mà hoạt chất chính là methionine rất được các thầy thuốc ưa sử dụng trong các trường hợp cần giải độc gan.


    Methionine được sử dụng trong các trường hợp cần giải độc gan

    Arginine: acid amin tham gia vào chu trình tạo ra urê tại gan nên có tác dụng điều hòa nồng độ amoniac ở máu bị tăng trong một số người mắc bệnh gan, đồng thời thúc đẩy quá trình tổng hợp ở cơ thể, trị các rối loạn chức năng gan.

    Cystine: loại acid amin có tác dụng làm đẹp da, tóc, móng. Đặc biệt hơn, amine L. cystine là sản phẩm thiên nhiên có sẵn trong nhung hươu với hàm lượng 20%, giúp tăng cường sinh lực giải độc gan nhờ cấu tạo phân tử của chất này có chứa gốc giải độc lưu huỳnh và có tác dụng chống viêm. Do đó, L. cystine có hiệu quả trong điều trị mụn nhọt, viêm da do tác dụng phụ của thuốc hoặc do tác nhân của môi trường sống.

    Cũng như vitamin, các acid amin cũng có tác dụng tương hỗ, hiệp đồng. Sau đây xin giới thiệu những trường hợp tiêu biểu để cùng tham khảo.

    Kết hợp giữa arginine, aspartate và ornithine: sẽ giúp giải độc gan tốt hơn nhờ khả năng trung hòa lượng ammoniac dư thừa trong cơ thể nên góp phần hỗ trợ điều trị viêm gan, giải độc gan, làm hạ cholesterol, khiến ăn ngon, chống béo phì mà lại còn không bị sạm da.

    Kết hợp giữa L. cystine với dầu đậu nành cùng lecithin: sẽ tạo được tác dụng cộng hưởng vì lecithin vừa đồng thời làm giải độc gan lại vừa giúp tạo lập acetylcholine là hóa chất có tác dụng dẫn truyền thần kinh quan trọng, ngoài ra còn tác dụng phụ trị tai biến mạch máu não. Việc giúp dẫn truyền luồng thần kinh đóng một vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh ngoài da vì ở da chứa tới hai trăm ngàn sợi thần kinh từ da đến não, tức mật độ dây thần kinh vào khoảng 12 sợi/cm2, chỉ sau mắt là 1 triệu sợi. nên có tác dụng tốt cho việc trị liệu bệnh tại da.

    Kết hợp giữa lysine, glycine, histidine, alanine, arginine, acid aspartic, cystine, cysteine: đây là điều kiện rất thuận lợi khi ta sử dụng đậu nành. Ngày nay người ta đã phát hiện trong đậu nành có chứa chất caseine gần giống caseine của sữa bò, cùng với sự hiện diện của các acid amin rất quan trọng như: lysine, glycine, histidine, alanine, arginine, acid aspartic, cystine và cysteine mà ở sữa bò không có được. Đặc biệt, trong hạt bí ngô có chứa nhiều chất như: các vitamin, khoáng chất như: kẽm…, cũng như các amino acid cần thiết như: alanine, glycine, glutamine, có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt.

    Kết hợp giữa arginine và glutamine: có tác dụng khử độc các bắp thịt nhờ vậy mà còn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

    Kết hợp giữa tyrosine và choline: có tác dụng hữu hiệu trong khi lao động có cường độ cao, vì ở điều kiện này cơ thể rất cần các chất như: tyrosine, bởi đây là một acid amine cần thiết để tổng hợp ra Nor- adrenaline một chất trung gian dẫn truyền thần kinh cần thiết cho sự tập trung. Còn choline tìm thấy trong chất lecithine dùng để tổng hợp thành acetylcholine là chất dẫn truyền thần kinh làm tăng trí nhớ, do vậy sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh này thường gây ra lỗ hổng của trí nhớ, thiếu tập trung, cũng như ảnh hưởng đến tính khí con người, kể cả khả năng thoái hóa của các neurone thần kinh dẫn đến sự mệt mỏi của trí óc.

    Qua vài vấn đề tiêu biểu vừa được nêu trên nói lên vai trò hết sức quan trọng trong sự tương tác giữa các acid amin, cũng như khả năng điều hòa các chức năng sinh lý của cơ thể nhờ vào các acid amin.

    Theo SKDS