Những điều mẹ nên biết về bé sơ sinh trong tuần đầu tiên

    Bé một tuần tuổi vẫn dành phần lớn thời gian để ngủ. Tuy nhiên, vào một số thời điểm trong ngày, bé sẽ thức giấc và làm quen với thế giới xung quanh.

     Bé một tuần tuổi vẫn dành phần lớn thời gian để ngủ. Tuy nhiên, vào một số thời điểm trong ngày, bé sẽ thức giấc và làm quen với thế giới xung quanh.

    Lúc này, bạn nên tìm cách trò chuyện hoặc hát cho bé. Bé cũng rất thích thú khi được nhìn vào khuôn mặt mẹ hoặc những đồ vật có màu sắc tươi sáng. Nhiều bé đặc biệt nhạy cảm với những thứ mới lạ xung quanh thông qua thính giác và thị giác.

    Lúc quấy khóc, chân tay bé thường giãy đạp không ngừng kèm theo dấu hiệu mặt từ từ đỏ lên. Một số bé lại có phản ứng dữ dội như thể đang bị đau. Tuy vậy, hiện tượng quấy khóc hoàn toàn là bản năng tự nhiên của các bé nên nếu không có triệu chứng nào bất thường, bạn cũng không cần lo lắng.

    Một số bà mẹ lo sợ vì tần suất trung tiện của bé rất nhiều đồng nghĩa với những bất ổn về sức khỏe của bé. Nếu bạn cảm thấy bất an, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ kỹ càng. Nhiều bé có dấu hiệu thở khò khè trước mỗi lần đi tiêu hoặc trung tiện.
     

    Những điều mẹ nên biết về bé sơ sinh trong tuần đầu tiên 1


    Giấc ngủ của bé

    Các chuyên gia cho rằng, sự tăng trưởng ở bé sơ sinh phần nhiều đạt được thông qua giấc ngủ và bú sữa. Bé ngủ nhiều giấc ngắn cả đêm lẫn ngày là hoàn toàn bình thường; bởi vì, giấc ngủ ở bé sẽ bước vào chu kỳ ổn định hơn bắt đầu từ tháng thứ tư.

    Nhiều cha mẹ rất khó khăn trong việc chọn lựa để bé ngủ ở cũi riêng hoặc chung giường cùng người lớn. Điều này phụ thuộc vào điều kiện và văn hóa gia đình. Mục đích của cách ngủ nào cũng nên đảm bảo độ an toàn tối đa cho bé.

    Khi bé ngủ ở cũi riêng

    - Đệm kê cho bé phải vừa vặn và đủ diện tích.

    - Bạn nên tránh những chiếc gối hoặc chăn to, nặng dành cho bé.

    - Bạn không cần thiết phải trang trí bất kỳ vật dụng hoặc đồ chơi nào xung quanh thành cũi.

    Khi bé ngủ chung giường
     
    - Bạn không nên cho bé sử dụng chung đệm nước hoặc chăn (đệm) điện của người lớn.

    - Bé không được dùng chung chăn, gối với cha mẹ.

    - Giường nên kê sát với tường và cho bé nằm phía trong để tránh bé bị rơi ra ngoài.

    - Bạn nên tránh ôm bé ngủ trên ghế sofa, salon hoặc bất kỳ chiếc ghế dài nào trong nhà.

    - Bạn không được cho bé ngủ chung giường với những thành viên hút thuốc, uống rượu…
     

    Những điều mẹ nên biết về bé sơ sinh trong tuần đầu tiên 2


    Cho bé ăn

    Việc cho bé bú mẹ hoàn toàn, vừa bú bình vừa bú mẹ hoặc bú bình hoàn toàn dựa vào quyết định trên sức khỏe và tình trạng sữa của mẹ. Các bác sĩ cho rằng, sau 1-2 ngày đầu sữa chưa xuống, đến những ngày tiếp theo, khi có sữa, bạn nên tăng cường cho bé bú mẹ. Thời gian và tần suất bú phụ thuộc vào nhu cầu của bé.

    Nhiều bà mẹ thú vị khi phát hiện thấy bé cũng bị nấc giống như người lớn. Thực ra, ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ, bé đã xuất hiện tình trạng này. Nấc là hiện tượng tự nhiên nên nó cũng tự biến mất trong một khoảng thời gian ngắn, bạn không cần quá lo lắng.

    Bé cũng thường đi tiêu (hoặc tiểu) liên tục, có thể là ngay sau mỗi cữ bú. Bởi vì sữa chứa rất nhiều nước nên hiện tượng đi tiêu (hoặc tiểu) liên tục không đồng nghĩa với việc bé bị tiêu chảy.

    Mặc quần áo cho bé

    Giai đoạn này, chân và tay bé có biểu hiện xanh xao và hơi tái. Nguyên nhân chính là do hệ thống tuần hoàn của bé chưa hoàn thiện chứ không phải là do bé quá lạnh. Để nhận biết bé có lạnh hay không, bạn có thể sờ mu bàn tay mình vào gáy bé hoặc cặp nhiệt độ cho bé.

    Với tiết trời lạnh, bạn có thể mặc quần áo ấm, đội mũ đồng thời không quên quấn thêm chiếc khăn mỏng bên ngoài khi cho bé bú. Nếu trời ấm hơn, bạn có thể cởi bỏ mũ hoặc tháo chăn quấn bên ngoài cho bé. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra để thay tã cho bé phòng trường hợp bé bị nhiễm lạnh.

    Theo afamily.vn