Răng đã hỏng vẫn có thể phục hồi nguyên trạng

    Mất răng lâu ngày có thể gây tiêu xương ổ răng sau nhổ, các răng bên cạnh nghiêng lệch, trồi dài răng đối diện.

    Mất răng lâu ngày có thể gây tiêu xương ổ răng sau nhổ, các răng bên cạnh nghiêng lệch, trồi dài răng đối diện.

    Mất răng vĩnh viễn là tổn thương rất thường gặp. Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 1999, số răng bị mất trung bình ở người trên 45 tuổi là 6,64 và số người được làm răng giả dưới 2%.

    Mất răng lâu ngày có thể gây tiêu xương ổ răng sau nhổ, các răng bên cạnh nghiêng lệch, trồi dài răng đối diện. Mất răng nhiều có thể gây mất cân đối vùng mặt. Do đó mất răng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và tâm lý e ngại khi giao tiếp của người bệnh. Vì vậy, việc phục hồi răng mất là nhu cầu thiết yếu của người bệnh và nhiệm vụ của bác sĩ răng hàm mặt.

    Để phục hồi răng mất, có nhiều phương pháp đã được áp dụng, bao gồm:

    - Phục hình tháo lắp (hàm nhựa, hàm khung…): đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp…Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là vướng cộm, cần thời gian thích nghi, hàm giả tựa lên niêm mạc làm tăng quá trình tiêu xương, độ bền hàm giả kém

    - Phục hình cố định bằng cầu răng ( cầu dán, cầu chụp…): răng giả được cố định vào răng bên cạnh, ít vướng, dễ thích nghi, ăn nhai không đau, phục hồi phần lớn chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng mất. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng khi hai răng bên cạnh còn cố định tốt, không có chỉ định cho các trường hợp mất răng vùng cuối cung hàm, không còn răng phía xa.

    Mặt khác, khi làm cầu răng phải mài răng bên cạnh (răng trụ cầu), gây ảnh hưởng đến răng làm trụ cầu và tỷ lệ tồn tại của cầu răng thấp.

    Mất răng vĩnh viễn là tổn thương rất thường gặp. Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 1999, số răng bị mất trung bình ở người trên 45 tuổi là 6,64 và số người được làm răng giả dưới 2%.

    Mất răng lâu ngày có thể gây tiêu xương ổ răng sau nhổ, các răng bên cạnh nghiêng lệch, trồi dài răng đối diện. Mất răng nhiều có thể gây mất cân đối vùng mặt. Do đó mất răng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và tâm lý e ngại khi giao tiếp của người bệnh. Vì vậy, việc phục hồi răng mất là nhu cầu thiết yếu của người bệnh và nhiệm vụ của bác sĩ răng hàm mặt.

    Để phục hồi răng mất, có nhiều phương pháp đã được áp dụng, bao gồm:

    - Phục hình tháo lắp (hàm nhựa, hàm khung…): đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp…Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là vướng cộm, cần thời gian thích nghi, hàm giả tựa lên niêm mạc làm tăng quá trình tiêu xương, độ bền hàm giả kém

    - Phục hình cố định bằng cầu răng ( cầu dán, cầu chụp…): răng giả được cố định vào răng bên cạnh, ít vướng, dễ thích nghi, ăn nhai không đau, phục hồi phần lớn chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng mất. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng khi hai răng bên cạnh còn cố định tốt, không có chỉ định cho các trường hợp mất răng vùng cuối cung hàm, không còn răng phía xa.

    Mặt khác, khi làm cầu răng phải mài răng bên cạnh (răng trụ cầu), gây ảnh hưởng đến răng làm trụ cầu và tỷ lệ tồn tại của cầu răng thấp.

    Theo SKDS