Thận trọng khi dùng thuốc nhỏ tai
Phần lớn các thuốc nhỏ tai tiền đình được dùng trong các trường hợp viêm tai màng nhĩ còn nguyên vẹn, nhưng khi màng nhĩ bị tổn thương (có lỗ thủng hoặc vết rách) thì việc dùng thuốc nhỏ tai như thế nào lại là điều cần phải được cân nhắc kỹ.
Phần lớn các thuốc nhỏ tai tiền đình được dùng trong các trường hợp viêm tai màng nhĩ còn nguyên vẹn, nhưng khi màng nhĩ bị tổn thương (có lỗ thủng hoặc vết rách) thì việc dùng thuốc nhỏ tai như thế nào lại là điều cần phải được cân nhắc kỹ.
Tai được chia là 3 phần: tai ngoài - tai giữa - tai trong. Tai trong là nơi chứa các tế bào thần kinh tiền đình và tế bào thần kinh thính giác. Màng nhĩ ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa. Ngoài việc tham gia vào quá trình thu nhận âm thanh nó còn là một tấm màn bảo vệ, hạn chế các thuốc dùng ở tai ngoài thấm vào tai giữa và tai trong. Chính vì vậy, phần lớn các thuốc nhỏ tai tiền đình được dùng trong các trường hợp viêm tai màng nhĩ còn nguyên vẹn, nhưng khi màng nhĩ bị tổn thương (có lỗ thủng hoặc vết rách) thì việc dùng thuốc nhỏ tai như thế nào lại là điều cần phải được cân nhắc kỹ.
Khi bị đau tai, chảy mủ tai, theo thói quen nhiều người thường tự mua thuốc mà không được các bác sĩ chỉ định. Một số trường hợp sau khi nhỏ tai khoảng một vài tuần, người bệnh thấy tai nghe kém hẳn đi. Và không hề biết nguyên nhân do đâu. Thực tế, lúc này bệnh nhân đã mắc bệnh điếc tiếp nhận nghi do dùng thuốc nhỏ tai không đúng. Trong điếc tiếp nhận (điếc tai trong) thương tổn có thể khu trú ở mê nhĩ, dây 7, thần kinh trung ương. Tổn thương mê nhĩ có thể do viêm nhiễm (giang mai, thương hàn, quai bị, cúm...) hoặc do chất độc như rượu, thuốc lá, quinin, natri salicilat, streptomycin...
Có những loại thuốc gây tổn thương tế bào thần kinh, tiền đình hoặc thính giác, nhất là các thuốc kháng sinh dòng aminoglycosid như streptomycin, gentamicin, neomycin... Khi những thuốc này thấm vào thành mạch và đi tới tai trong sẽ gây tổn thương không hồi phục các tế bào thần kinh hoặc tiền đình. Các tế bào thần kinh thính giác bị tổn thương do nhiễm độc thuốc sẽ gây ra điếc tiếp nhận (người bệnh thường phàn nàn là bị nghe kém). Với loại điếc này ngày nay y học chưa có khả năng điều trị.
Trong viêm ống tai ngoài, hiện nay có một số loại thuốc dùng rất tốt như polydexa, dicortinapt..., nhưng lại chống chỉ định tuyệt đối trong viêm tai có thủng màng nhĩ, vì trong thành phần của thuốc có neomycin. Trong trường hợp viêm tai có thủng màng nhĩ người ta thường dùng một số thuốc như effexin, ottofa, chloramphenicol (0,4%), cortiphenicol...
Điều quan trọng với người bệnh khi có những dấu hiệu của viêm tai (như đau tai, chảy mủ tai) là phải dùng ngay thuốc điều trị để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi quyết định dùng bất kỳ một loại thuốc nhỏ tai nào. Và tốt nhất là, hãy tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám và chỉ định cách điều trị nhằm tránh dẫn đến nghe kém đáng tiếc xảy ra.
Theo SKDS