Thói quen ăn uống và bệnh sỏi thận

    Sỏi thận hình thành do sự lắng đọng, kết tinh những chất có thể hòa tan trong nước tiểu. Thói quen ăn uống không hợp lý có mối liên quan mật thiết đến quá trình hình thành sỏi thận. Bệnh có thể gây đau đớn và biến chứng nguy hiểm. Do đó để phòng ngừa sỏi thận, bạn cần:

     Sỏi thận hình thành do sự lắng đọng, kết tinh những chất có thể hòa tan trong nước tiểu. Thói quen ăn uống không hợp lý có mối liên quan mật thiết đến quá trình hình thành sỏi thận. Bệnh có thể gây đau đớn và biến chứng nguy hiểm. Do đó để phòng ngừa sỏi thận, bạn cần:

    Có chế độ ăn hợp lý

    Chế độ ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ khiến cơ thể dư thừa canxi, lượng canxi dư thừa sẽ tích tụ hình thành sỏi. Thói quen ăn mặn, ăn nhiều chất đạm, thịt cũng là một nguy cơ gây sỏi thận. Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất canxi và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi. Ăn quá nhiều chất dầu mỡ cũng sẽ làm tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.

    Do đó, để phòng ngừa sỏi thận bạn cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; Hạn chế ăn mặn, ăn quá nhiều dầu mỡ và thực phẩm chứa nhiều canxi; Trong thực đơn hàng ngày, nên bổ sung nhiều rau tươi vì chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hóa nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng sự bài tiết chất citrat ngăn chặn tạo sỏi. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều oxalat như: trà đặc, cà phê, sô-cô-la, bột cám, ngũ cốc, rau muống...

    Uống đủ nước

    Để phòng tránh sỏi thận cần phải uống đủ nước. Nhiều người khi thấy khát mới uống nước, chứ không biết đến vai trò quan trọng của nước với cơ thể và tác dụng của nước với việc dự phòng sỏi thận. Nhu cầu về nước trung bình là khoảng 2 lít mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và thời tiết, nhất là những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước...

    Với người bình thường nên uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày, uống cả khi không khát, chia ra uống đều nhiều lần để tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Hạn chế uống các loại nước uống nhiều đường, nhất là đối với người béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp. Trong một số trường hợp bệnh lý như suy tim, suy thận... cần phải có ý kiến của bác sĩ điều trị về mức nước sử dụng trong ngày.

    Theo SKDS