Thực phẩm giúp giảm nồng độ axit uric trong máu

     Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là do tăng nồng độ axit uric trong máu. Bên cạnh việc uống các thuốc hạ axit uric thường dùng thì người bệnh có thể thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp để ngăn ngừa và điều trị gút hiệu quả.

     Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là do tăng nồng độ axit uric trong máu. Bên cạnh việc uống các thuốc hạ axit uric thường dùng thì người bệnh có thể thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp để ngăn ngừa và điều trị gút hiệu quả.

    Axit uric là một chất thải hình thành bởi quá trình chuyển hóa chất purin có trong cơ thể. Khi lượng axit uric tăng lên, xuất hiện ở màng hoạt dịch khớp, gây nên phản ứng viêm cấp tính với cường độ lớn, dẫn đến sưng nóng, đỏ, đau nhức khớp dữ dội và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác ở giai đoạn muộn. Một trong những biện pháp quan trọng để giảm nồng độ axit uric và phòng ngừa bệnh gút tái phát là người bệnh nên dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purin, từ đó giảm tổng hợp axit uric, đồng thời uống nhiều nước (đặc biệt nước khoáng kiềm), giúp tăng cường đào thải axit uric qua đường tiết niệu.

    Sau đây là một số thực phẩm giúp giảm nồng độ axit uric trong máu mà bệnh nhân gút nên sử dụng như: dưa leo, củ sắn, cà chua,… Ngoài ra, nên tăng cường lượng nước uống để kích thích thải axit uric ra ngoài; kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy,...), thịt dê, thịt bò, thịt cừu, thịt hun khói, lươn, nghêu, sò, cua, đậu hà lan, nấm,... và tuyệt đối không uống rượu, bia. Ở giai đoạn nặng, người bệnh nên ăn chay theo chu kỳ với nhiều rau xanh dưới các dạng nấu, xào hoặc làm nộm để hỗ trợ điều trị gút và dự phòng tái phát.

    Vì gút là một bệnh chuyển hóa, thường cần điều trị lâu dài, do đó, hiện nay, nhiều bác sĩ có xu hướng cho bệnh nhân điều trị gút theo phác đồ phối hợp Đông – Tây y, hiệu quả, an toàn, cụ thể: dùng các thuốc Tây y như colchicin trong cơn gút cấp để giảm nhanh triệu chứng đau, sau đó dùng bổ sung lâu dài các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ để hỗ trợ điều trị, giảm đau và phòng ngừa tái phát cơn gút cấp. Điển hình cho dòng sản phẩm thiên nhiên đã có nghiên cứu, đang được sử dụng phổ biến hiện nay là thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong. Với thành phần chính là cây trạch tả có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng cường đào thải axit uric kết hợp cùng nhiều dược liệu khác như: ba kích, thổ phục linh, hoàng bá,… Hoàng Thống Phong giúp giảm đau, chống viêm, giảm sưng khớp, hạ nồng độ axit uric trong máu hiệu quả, từ đó ngăn chặn các cơn gút cấp tái phát mà không gây tác dụng phụ.

    Nghiên cứu tại bệnh viện TƯ Quân đội 108 trên 27 bệnh nhân gút sử dụng colchicin phối hợp với Hoàng Thống Phong trong 7 ngày, sau đó chỉ dùng Hoàng Thống Phong đơn độc liên tục trong 6 tháng, kết quả cho thấy: Nồng độ axit uric máu giảm dần trong quá trình điều trị; 88,9% bệnh nhân có axit uric máu trở về giới hạn bình thường; 59,3% bệnh nhân giảm viêm đau khớp trong 2 ngày đầu; không có trường hợp nào bị tái phát cơn gút trong 6 tháng và không thấy tác dụng phụ.

     

    Để kiểm soát cơn gút cấp, bên cạnh việc duy trì sử dụng Hoàng Thống Phong, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn kiêng hợp lý, uống nhiều nước (nước khoáng), sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mệt mỏi và hạn chế dùng một số loại thuốc có thể làm tăng axit uric máu như thuốc lợi tiểu, thuốc corticoid, aspirin,

    Theo SKDS