Thuốc tránh thai và những tác dụng phụ

    Thuốc tránh thai là một trong những biện pháp ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người không biết mình đang phải chịu tác dụng phụ từ thuốc tránh thai, chỉ khi cơ thể khó chịu hoặc sức khỏe giảm sút mới chú ý tới.

     Thuốc tránh thai là một trong những biện pháp ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người không biết mình đang phải chịu tác dụng phụ từ thuốc tránh thai, chỉ khi cơ thể khó chịu hoặc sức khỏe giảm sút mới chú ý tới.

    Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc tránh thai:

    Đau đầu

    Sau khi uống thuốc tránh thai, bạn có thể bị đau đầu nhẹ. Điều này có thể xảy ra trong một vài ngày. Ngoài ra, có thể kèm theo biểu hiện chóng mặt, mệt mỏi. 

    Nếu gặp những hiện tượng như trên, chị em không phải quá lo lắng. Hãy bình tĩnh. Những tác dụng phụ này dường như sẽ tự nhiên biến mất sau một thời gian bạn dùng thuốc.

    Nếu đau đầu xảy ra liên tục và ngày càng nặng thêm, bạn hãy ngừng thuốc và thăm khám bác sĩ.

    Buồn nôn

    Buồn nôn là tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc tránh thai, biểu hiện này có thể tiếp tục trong vài ngày hoặc thậm chí phải sau một tháng.

    Bạn hãy thử dùng loại thuốc này cùng với thực phẩm để giảm cảm này. Có thể mùi vị của các món ăn sẽ làm bạn quên đi cảm giác buồn nôn khi uống thuốc.

    Giảm ham muốn tình dục

    Dùng thuốc tránh thai có thể làm bạn ham nhu cầu hoặc ham muốn tình dục, bạn nên tìm cách thay đổi biện pháp tránh thai khác. Phụ nữ có những biểu hiện trên có thể chuyển sang dùng loại thuốc tránh thai có nhiều androgen (giống testosterone), chắc chắn sẽ lấy lại được ham muốn và cải thiện đời sống chăn gối của mình.

    Tính tình thay đổi

    Bạn cảm thấy căng thẳng, thất vọng, bồn chồn hoặc thậm chí tính tình thay đổi. Nếu bạn cho rằng, thuốc tránh thai là nguyên nhân gây ra hiện tượng này thì tốt nhất bạn nên tìm một phương pháp khác không liên quan đến hormone.

    Đau bụng và chuột rút

    Đau bụng đột ngột, đầy hơi hoặc bị chuột rút, có thể chảy máu đột xuất. Bạn hãy nghỉ ngơi và ăn một chế độ ăn uống giàu protein tốt.

    Nếu bạn cho rằng đó là do thuốc tránh thai gây nên thì cho dù bạn có đổi các loại thuốc khác vẫn liên quan đến hoóc môn thì cũng không thể thay đổi vì tất cả các phương pháp nội tiết tố có khả năng gây ra những vấn đề giống nhau.

    Do đó, nếu bạn vẫn muốn dùng các loại thuốc tránh thai mà vẫn gặp những tác dụng này thì hãy dùng thêm thuốc chống trầm cảm để có kết quả tốt hơn.

    Cách uống thuốc tránh thai

    Thuốc tránh thai hàng ngày có rất nhiều loại và nhãn hiệu khác nhau, với nhiều màu sắc và bao bì, nhưng chúng đều được chiết xuất từ estrogen và progestin. Thuốc được uống 1 viên/ngày vào một thời điểm nhất định. 

    Mỗi loại thuốc tránh thai lại có hiệu quả và hiệu ứng phụ khác nhau, chứ không phải nó đều giống nhau, vì vậy nếu bạn uống thuốc tránh thai hàng ngày thì nên dùng của 1 nhãn, không nên dùng mỗi hôm một nhãn vì nó sẽ mất tác dụng. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thì nên hạn chế dùng nó ít nhất trong một tháng, không nên dùng quá nhiều khiến bạn bị ảnh hưởng. Nếu trong tháng biết chắc rằng mình sẽ quan hệ nhiều lần thì nên uống thuốc tránh thai theo tháng.

    Cách uống:

    Mỗi ngày, bạn uống một viên (theo thứ tự ghi trên vỉ thuốc), tốt nhất là vào một thời điểm cố định trong ngày để duy trì sự ổn định của nồng độ trong cơ thể. Để khỏi quên, bạn nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. 

    Có thể uống viên thứ nhất vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Nhớ là phải uống đều, không được quên. Nếu quên một viên thì ngày hôm sau phải uống luôn hai viên để bù. Chỉ được quên 2 lần thôi. Nếu quên đến lần thứ ba, bạn phải sử dụng các biện pháp tránh thai khác vì lúc này thuốc không có tác dụng nữa. 

    Tuy vậy, bạn vẫn phải uống cho đến hết vỉ thuốc vì nếu ngừng, nồng độ hoóc môn tụt xuống, niêm mạc tử cung bong ra sẽ gây chảy máu giữa kỳ. Thuốc tránh thai kết hợp sẽ giảm tác dụng nếu dùng đồng thời với thuốc chống động kinh và kháng sinh Riphampixin.

    Theo Vnmedia