Vì sao bị bệnh run tay?
Run tay là tình trạng xuất hiện những vận động ngoại ý, tự phát, gặp ở tay hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Run có thể xảy ra khi nghỉ hoặc khi vận động. Run ray không phải là biến cố nguy hiểm về sức khỏe nhưng lại gây cản trở vận động và sinh hoạt khiến người bệnh gặp khó khăn khi nói chuyện, thực hiện các sinh hoạt cá nhân và mất tự tin trong giao tiếp.
Run tay là tình trạng xuất hiện những vận động ngoại ý, tự phát, gặp ở tay hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Run có thể xảy ra khi nghỉ hoặc khi vận động. Run ray không phải là biến cố nguy hiểm về sức khỏe nhưng lại gây cản trở vận động và sinh hoạt khiến người bệnh gặp khó khăn khi nói chuyện, thực hiện các sinh hoạt cá nhân và mất tự tin trong giao tiếp.
Nguyên nhân gây run tay
Nguyên nhân gây run tay ở người cao tuổi trong một số trường hợp cụ thể đã được xác định rõ. Nhưng đa số các trường hợp, nguyên nhân chính xác của tình trạng này còn chưa được biết đến.
Bệnh Parkinson: Run thường chỉ gặp ở những người cao tuổi. Run tay ở bệnh Parkinson thường run ở đầu các chi, nhất là các ngón tay. Run giảm khi hoạt động, tăng lên khi nghỉ ngơi, rõ nhất khi người bệnh ngồi yên đặt bàn tay lên đùi.
Rối loạn thần kinh thực vật: Run tay xảy ra khi xúc động, sợ hãi, khi tập trung làm việc gì đó hay đứng trước đông người. Khi nghỉ ngơi, tinh thần thoái mải thì run giảm. Run do rối loạn thần kinh thực vật là khá phổ biến, có thể gặp ở tất cả các độ tuổi, trong đó rất hay gặp ở người trẻ.
Bệnh cường giáp: Run tay thường xảy ra ở ngón tay và bàn tay. Khi khám, người bệnh thường được bác sĩ yêu cầu nhắm hai mắt và cho 2 tay ra phía trước vuông góc với thân, xòe và dịch sát mười ngón tay lại với nhau để bác sĩ quan sát biên độ run của các ngón tay. Trong bệnh cường giáp trạng, bàn tay và ngón tay người bệnh run đều, biên độ nhỏ.
Run do suy giảm chức năng não bộ: Run trong trường hợp này thường là do chức năng não bộ bị suy giảm gây rối loạn điều hoà vận động. Run xuất hiện khi người cao tuổi tập trung chú ý, càng để ý càng run. Liên quan tới tình trạng này là hiện tượng bị bệnh vữa xơ động mạch não có giảm lưu lượng máu não nghiêm trọng. Cũng có thể gặp ở những trường hợp nghiện rượu, uống quá nhiều thuốc chống động kinh loại phenytoin, hội chứng cận u hay teo não bệnh lý thứ phát.
Nghiện rượu: số người nghiện rượu nặng cũng bị run tay nhất là khi thiếu rượu. Hoặc run do hội chứng sau cai rượu gặp ở người nghiện rượu ở thời gian đầu sau khi cai.
Một số trường hợp run tay là do các bệnh lý trước đó ở một cơ quan khác gây ra. Với những trường hợp này, việc điều trị các nguyên nhân bệnh lý đóng vai trò là căn nguyên được coi là những biện pháp thích đáng. Tuy nhiên phần nhiều những trường hợp run tay là do hiện tượng rối loạn thần kinh-cơ khi về già. Chính vì vậy, chúng ta cần thực hiện để giảm tốc độ rối loạn thần kinh ở người cao tuổi mang tính chiến lược hơn trong khắc phục chứng bệnh này.
Biện pháp giúp phòng ngừa run tay
- Hạn chế rượu, bia. Rượu, bia làm tăng tốc độ suy giảm thần kinh, gây thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng khi nghiện nặng. Rượu làm tăng rối loạn sự điều phối thần kinh-cơ trong vận động, làm nặng thêm mức độ run khi mắc bệnh.
- Thường xuyên ăn các loại rau củ quả trong chế độ dinh dưỡng. Ðặc biệt là các loại rau củ quả có màu xanh đậm như rau ngót, rau cải, súp lơ, bắp cải, su su, cải cúc, các loại hoa quả củ có màu sặc sỡ như gấc, bí ngô, cam, cà rốt… vì chúng là nguồn chứa các hoạt chất chống ôxy hoá tự nhiên được cho là có tác dụng chậm lại sự suy thoái của bộ não điều khiển.
- Thông báo kịp thời cho bác sĩ những biến cố do tác dụng phụ run tay của thuốc trong quá trình điều trị một bệnh khác. Những người đang sử dụng thuốc điều trị chống trầm cảm loại lithium, thuốc chống động kinh loại phenytoin có thể xảy ra những tác dụng phụ trên hệ thần kinh-cơ. Sử dụng những thuốc này kéo dài hoặc tuỳ tiện có thể gây ra run tay mức độ nặng.
- Giảm căng thẳng, lo âu vì căng thẳng, lo âu là một yếu tố tâm lý ảnh hưởng nhiều đến mức độ run. Càng lo nghĩ càng run, càng cố gắng điều chỉnh thì càng làm tăng cường độ. Trong các trường hợp run do suy giảm chức năng não bộ thì vấn đề tâm lý càng đóng vai trò ảnh hưởng lớn. Chúng ta cần hết sức giúp đỡ để những yếu tố tâm lý không làm trầm trọng thêm bệnh.
- Thường xuyên tập thể dục dưỡng sinh, đủ cường độ, đều đặn để làm tăng lưu thông máu lên não. Các bài tập dành cho đầu và cổ có tác dụng làm giảm mức độ nặng của bệnh.
Theo vnmedia