Xử trí cấp cứu trẻ bị co giật tại nhà
Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, trong khi co giật trẻ sẽ bị thiếu ôxy não nên có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc để lại di chứng phát triển tinh thần vận động nếu cơn co giật kéo dài.
Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, trong khi co giật trẻ sẽ bị thiếu ôxy não nên có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc để lại di chứng phát triển tinh thần vận động nếu cơn co giật kéo dài.
Do vậy biết cách xử trí cấp cứu ban đầu khi gặp các bé bị co giật là điều rất cần thiết đối với người chăm sóc trẻ đặc biệt là các bà mẹ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra có giật ở trẻ nhỏ trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là co giật do sốt cao, ngoài ra khi trẻ co giật có thể do các nguyên nhân khác như nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não, ...), do chấn thương sọ não, do hạ Natri máu, hạ đường máu, do bệnh động kinh...
Trẻ em sốt cao rất dễ dẫn đến co giật.
Khi trẻ co giật có thể có các biểu hiện như trẻ mất ý thức tạm thời, lắc hoặc giật cánh tay, chân, đầu, cuộn mình hoặc trợn mắt, khó thở, ngủ sâu sau co giật. Trong khi gặp trẻ co giật các bà mẹ cần bình tĩnh và biết những điều nên làm và không nên làm để tránh những hậu quả đáng tiếc cho bé.
Nên làm
- Đặt trẻ ra chỗ nền bằng phẳng tránh trẻ bị ngã hoặc va đập gây chấn thương khi co giật
- Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên để đờm dãi không vào đường hô hấp
- Ngay lập tức dùng vật mềm như khăn xô quấn chặt nhét vào miệng trẻ tránh trẻ cắn phải lưỡi
- Nếu trẻ co giật do sốt cao và trước đó 4 tiếng trẻ chưa được dùng thuốc hạ sốt thì các bà mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt đường đặt hậu môn cho trẻ, thuốc hay dùng nhất là các biệt dược của Acetaminophen (Efferagan, paracetamol...) liều từ 10 – 15mg/kg cân nặng, sau đó các mẹ cần tích cực chườm ấm tại các vị trí trán, nách, bẹn cho trẻ trong lúc chờ xe cấp cứu hoặc trong khi vận chuyển trẻ đến cơ sở y tế.
Không nên làm
- Khi trẻ bị co giật không nên đưa vật cứng vào miệng trẻ tránh nguy cơ có thể gây tổn thương răng, lợi trẻ
- Không giữ trẻ tránh nguy cơ gây gãy tay chân
- Không cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì tránh nguy cơ sặc thức ăn, nước uống vào đường thở
- Nếu trẻ co giật do sốt cao có thể các mẹ sẽ sờ thấy bé lạnh tay chân, khi đó cũng không nên mặc thêm quần áo ấm, quấn thêm chăn hay chườm lạnh cho bé, các biện pháp đó đều làm cho nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên.
Cuối cùng, dù là co giật do căn nguyên nào thì khi bé bị co giật các mẹ cũng phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
Theo SKDS