Các đội bóng châu Á bực bội khi Úc vô địch

    Với việc đánh bại Hàn Quốc trong trận chung kết hôm 31-1, tuyển Úc bước lên bục chiến thắng cao nhất tại Asian Cup 2015, chỉ tám năm sau khi gia nhập LĐBĐ châu Á (AFC). Nhiều đội bóng châu Á đã bất bình vì sự thiệt thòi của họ không chỉ dừng ở đó.

    Với việc đánh bại Hàn Quốc trong trận chung kết hôm 31-1, tuyển Úc bước lên bục chiến thắng cao nhất tại Asian Cup 2015, chỉ tám năm sau khi gia nhập LĐBĐ châu Á (AFC). Nhiều đội bóng châu Á đã bất bình vì sự thiệt thòi của họ không chỉ dừng ở đó.

     

    Úc từng bốn lần giành chiến thắng cao nhất tại Giải Vô địch Bóng đá châu Đại Dương (1980, 1996, 2000 2004) song với việc lên ngôi tại Asian Cup 2015 trên sân nhà, tuyển Úc trở thành đội bóng đầu tiên và có lẽ duy nhất trên thế giới giành thành tích vô tiền khoáng hậu: Vô địch hai châu lục!

     

     

    Tuyển Úc giành chức vô địch Asian Cup 2015

     

    Điều hy hữu này có lẽ chỉ xảy ra trong bóng đá khi một đội tuyển quốc gia vượt qua mọi khoảng cách về địa lý, thời gian và không gian ngăn cách giữa hai châu lục để tạo một tiền lệ đang gây ra nhiều phiền toái cho các bên liên quan. Đáng nói hơn, với quyết định “có một không hai” vượt qua mọi ràng buộc hết sức phi lý của FIFA khi cho phép Úc gia nhập AFC năm 2006, bóng đá xứ sở chuột túi đang góp phần làm “náo loạn” cả lục địa đông dân nhất thế giới.

     

    Nếu như CLB Western Sydney Wanderers giành chức vô địch Champions League châu Á 2014 gây ấm ức một thì việc tuyển Úc đăng quang tại Asian Cup 2015 gây bức xúc đến mười, có thể sẽ là “khối thuốc súng” làm bùng nổ cả một cuộc chiến lớn tại làng cầu châu Á. Bởi sâu xa hơn, kể từ khi người Úc gia nhập đại gia đình bóng đá châu Á, với sự vượt trội về nền tảng thể lực, kỹ thuật, họ cũng nghiễm nhiên chiếm luôn một trong 4 suất rưỡi tham dự VCK World Cup mà FIFA đã phân bổ cho hơn 40 đội bóng châu Á.

     

    Western Sydney Wanderers vô địch AFC Champions League 2014
     
     
    Western Sydney Wanderers vô địch AFC Champions League 2014

     

    Không phải ngẫu nhiên mà trước giờ bóng lăn trận chung kết Asian Cup 2015, các đội tuyển khu vực Tây Á thông qua Chủ tịch Bin Ibrahim Al-Khalifa, bày tỏ ý định muốn Úc phải rời khỏi AFC. Trên nhật báo Al Ittihad xuất bản tại UAE, ông Al Khalifa khẳng định người Úc đang hưởng lợi từ việc gia nhập AFC với việc đội tuyển nước này giành vé dự VCK World Cup 2010 và 2014 từ vòng loại khu vực châu Á. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng tranh chấp của các đội tuyển Ả Rập ở vùng Vịnh, vốn luôn có đại diện ở Cúp Thế giới từ năm 1990 đến 2006 nhưng lại vắng mặt tại Nam Phi 2010 và Brazil 2014. Không những thế, với sự hiện diện của Úc, các đội bóng châu Á cũng coi như mất trắng 1/2 suất vé dự đấu vớt khi thường thua sút đại diện khu vực Nam Mỹ ở “cuộc chiến sinh tử” này.

     

    Trước đây, do trình độ chung quá thấp, bóng đá châu Đại Dương chỉ được FIFA cấp “quota” 1/2 vé dự World Cup và tuyển Úc, đội bóng số 1 khu vực này, luôn thất thế trước các đại diện Nam Mỹ. Đó là lý do để người Úc “ly khai” với lục địa của mình, xin gia nhập AFC nhằm tăng khả năng cạnh tranh dự World Cup, “đẩy” sự may rủi cho các đội bóng châu Á “thứ thiệt”.

     

    Cầu thủ Úc đang thắng thế ở đấu trường châu Á
     
     
    Cầu thủ Úc đang thắng thế ở đấu trường châu Á

     

    Tất nhiên, AFC từ chối bàn đến một sự tẩy chay, hoặc trục xuất thành viên khi mà họ đang tận hưởng thành công của Asian Cup 2015, vòng chung kếtdiễn ra trên đất… Úc! FIFA chắc chắn cũng không thể đưa ra động thái gì để phủ nhận quyết định do chính họ thông qua 8 năm trước, cho phép Úc “đầu quân” về châu Á! Hai tổ chức này chỉ có thể xem xét cho tương lai bởi từng có một tiền lệ không hay từ năm 1964. Đó là chuyện xảy ra cuối những năm 50 và cả thập niên 60 của thế kỷ trước khi Israel hai lần thất bại trong trận chung kết Asian Cup 1956, 1960 và sau đó vô địch năm 1964, hạng ba năm 1968. Năm 1974, sau sự cố ở Thế vận hội Munich, Kuwait kêu gọi trục xuất Israel và AFC đã đồng ý một cuộc bỏ phiếu trong sự im lặng, đồng nghĩa chấp thuận, của FIFA! Israel sau đó phải “lang bạt” khắp nơi, dự vòng loại World Cup 1982 ở khu vực châu Âu, vòng loại 1986 và 1990 ở khu vực châu Đại Dương trước khi được UEFA công nhận tư cách thành viên chính thức, đầy đủ năm 1994.

     

     

    Đại gia Hàn Quốc cũng không ngăn nổi bước tiến của người Úc
     
     
    "Đại gia" Hàn Quốc cũng không ngăn nổi bước tiến của người Úc

     

    AFC giờ đây phải trao danh hiệu vô địch cho một quốc gia không thuộc châu Á như một sự “trả báo” do đã từ chối thành viên của mình. Liệu họ có thành công trong việc viết lại lịch sử theo yêu cầu của một nhóm đội tuyển?

     

    Theo nld.com.vn