Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống
Gai cột sống là bệnh do sự phát triển của xương, sụn đã bị thoái hóa. Gai cột sống xuất hiện ở xung quanh khớp xương và đĩa liên sống. Gai cột sống do sự hóa già của xương và sụn và bản thân gai không gây đau. Nhưng khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh gây nên các cơn đau cho người bệnh.
Gai cột sống là bệnh do sự phát triển của xương, sụn đã bị thoái hóa. Gai cột sống xuất hiện ở xung quanh khớp xương và đĩa liên sống. Gai cột sống do sự hóa già của xương và sụn và bản thân gai không gây đau. Nhưng khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh gây nên các cơn đau cho người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết
Đa số bệnh nhân bị gai cột sống phải sống chung hòa bình với gai. Nhưng lại có khoảng 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới những triệu chứng đau, lưng, cổ, sau đó lan ra tứ chi, làm yếu bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh gây nên các cơn đau cho người bệnh. Nếu gai chèn ép các dây thần kinh, người bệnh sẽ bị những cảm giác đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
Vùng thường xuất hiện các cơn đau thường là nhưng vùng hoạt động nhiều như vùng cổ và thắt lưng. Và cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân hoạt động như: đi, đứng… Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ ngơi. Vì vậy, khi người bệnh bị đau những vùng này sẽ giới hạn cử động ở các phần này.
Đối với những người bị gai đốt sống cổ thì triệu chứng thường là đau lan xuống vai thường kèm theo nhức đầu. Đối với những người bị gai đốt sống thắt lưng thì cơn đau lan xuống lưng và chân.
Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh chấn thương lưng, viêm thấp khớp, đứt đĩa liên sống, đau thần kinh tọa. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp tiết kiệm được chi phí, đề phòng được những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Điều trị thế nào?
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có những cách điều trị khác nhau: nếu có gai nhưng không gây đau thì không điều trị. Xu hướng điều trị của bệnh gai cột sống là điều trị bảo tồn, và sẽ cắt bỏ gai khi thật cần thiết nhưng gai vẫn có thể mọc lại.
Không xâm lấn, phẫu thuật: Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, giảm áp lực lên các vùng bị đau. Có thể dùng các loại thuốc giảm đau để giảm triệu chứng đau, kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên. Thực hiện các biện pháp mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng cho các vùng bị hạn chế tầm vận động do cơn đau.
Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể. Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng. Duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
Điều trị phẫu thuật: Là biện pháp cuối cùng được nghĩ đến khi người bệnh bị đau nghiêm trọng, mạn tính, khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống gây nên các hiện tượng rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
Theo SKDS