Dấu hiệu nhận biết tiền đái tháo đường

     Bác sĩ Trần Duy Tôn, bệnh đái tháo đường là đường trong máu tăng lên làm hại các tế bào trong cơ thể của chúng ta. 

      Bác sĩ Trần Duy Tôn, bệnh đái tháo đường là đường trong máu tăng lên làm hại các tế bào trong cơ thể của chúng ta. 

    Tiền đái tháo đường có nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng nó chưa tăng đủ để được phân loại như đái tháo đường typ 2 (đường huyết lúc đói 5,6 - 7 mmol/l). Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tiền đái tháo đường có thể mang lại lượng đường trong máu trở lại bình thường.

    Việc phát hiện tiền đái tháo đường sẽ tiến hành trên các đối tượng có nguy cơ, xác định qua các xét nghiệm thăm dò đường huyết.

    Tiền đái tháo đường là một tình trạng bệnh lý có thể điều trị được. Nghiên cứu về phòng chống bệnh đái tháo đường cho thấy những người mắc tiền ĐTĐ có thể ngăn ngừa việc tiến triển thành đái tháo đường type 2 bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể lực.

    Người dân cần được trang bị kiến thức về đái tháo đường cũng như tiền đái tháo đường, hiểu biết về các yếu tố nguy cơ để phát hiện sớm cũng như việc có lối sống lành mạnh. Những người bị tiền đái tháo đườn cũng cần được hiểu biết thêm về các vấn đề xảy ra đối với họ: chế độ luyện tập; chế độ ăn uống; chế độ dùng thuốc; khi bị ốm; khi đi du lịch; nguy cơ dễ bị các bệnh khác như lây nhiễm cúm/viêm phổi; thay đổi tâm lý (cáu giận hoặc trầm cảm).

    Dấu hiệu phát hiện tiền đái tháo đường

    Thông thường, tiền đái tháo đường không có dấu hiệu hay triệu chứng. Tuy nhiên, có một số trường hợp người bệnh sẽ có biểu hiện da sẫm màu nhất là ở những vùng da bị gấp nhiều, ví dụ như ở nách và cổ, đầu gối và khớp ngón tay. Tình trạng này, được gọi là acanthosis nigricans, có thể là một dấu hiệu của kháng insulin. Hoặc người bệnh liên tục cảm thấy đói vì sự thiếu hụt insulin (nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào, cơ bắp và các cơ quan nên cạn kiệt năng lượng, dẫn đói liên tục).

    Những người có nguy cơ bị tiền đái tháo đường

    - Béo phì;

    - Tăng huyết áp;

    - Người có tuổi trên 45;

    - Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường;

    - Đái tháo đường thai kỳ hay đẻ con trên 4 kg.

    Do vậy để có thể tầm soát và sớm phát hiện bệnh đái tháo đường, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố nguy cơ. 

    Hội đồng các chuyên gia của Cơ quan về dịch vụ sức khỏe và con người của Hoa Kỳ khuyên cần phải tiến hành sàng lọc tất cả người béo phì từ 45 tuổi trở lên có chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn hoặc bằng 25.

    Trong Dự án quốc gia Phòng chống, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về phòng, chống bệnh đái tháo đường cho thấy những người mắc tiền đái tháo đường có thể ngăn ngừa việc tiến triển thành đái tháo đường type 2 bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường hoạt động thể lực, có lối sống lành mạnh, có chế độ làm việc thích hợp, có chế độ dùng thuốc phù hợp khi bị ốm, nhất là những nguy cơ dễ mắc các bệnh khác như nhiễm cúm, viêm phổi.

    Nếu một người được xét nghiệm sàng lọc tiền đái tháo đường và kết quả đường huyết nằm trong giới hạn bình thường thì nên làm xét nghiệm lại 3 năm một lần. Nếu một người được chẩn đoán tiền đái tháo đường thì nên làm xét nghiệm sàng lọc chẩn đoán đái đường týp 2 cứ 1 đến 2 năm một lần.

    Ngoài ra, trẻ em và thanh niên mới trưởng thành cũng có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường. Hiện nay chỉ có một bộ phận nhỏ các em hiểu biết về cách phòng tránh hoặc ngăn ngừa bệnh tiến triển lên thành đái tháo đường type 2 ở trẻ em.

    Chế độ ăn uống tránh tiền đái tháo đường

    - Ăn nhiều rau, quả hoặc sử dụng thường xuyên các loại hạt họ đậu, vừng, lạc. Hạn chế các loại hoa quả như: Xoài, nhãn, vải...Ăn nhiều thực phẩm tươi và các món luộc, ăn nhiều rau, củ, trái cây ít ngọt (bưởi, ổi, chuối,…), đảm bảo ăn ít nhất 400g mỗi người mỗi ngày. 

    - Hạn chế ăn mặn, không nên ăn quá 5g/người/ngày. Hạn chế cho muối và gia vị chứa nhiều muối vào thực phẩm khi nấu ăn, hạn chế chấm thức ăn vào muối và gia vị chứa nhiều muối.

    - Ăn ít thịt, ăn nhiều cá, tuần 2 - 3 lần. Thịt thì nên chọn loại không có mỡ, thịt gia cầm thì nên loại bỏ da vì trong da có nhiều cholesterol.

    - Không nên uống các loại nước ngọt, nên uống nước chè, nụ vối. Dùng dầu thực vật để chế biến. Hạn chế ăn quá nhiều các thức ăn có năng lượng cao, đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, mứt...

    Nếu có một trong các biểu hiện như thường xuyên khát, uống nước liên tục, đi tiểu thường xuyên, nhanh đói dù ăn nhiều, sụt cân, người mệt mỏi, thị lực giảm, đau bụng… thì nên nghĩ đến bệnh đái tháo đường, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa nội tiết để  khám và chẩn đoán, điều trị kịp thời.

    Theo vnmedia