Đau lưng ở người cao tuổi - điều trị thế nào?

     Đau lưng là một triệu chứng chủ yếu gặp ở người trưởng thành, trong đó người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn cả.

     Đau lưng là một triệu chứng chủ yếu gặp ở người trưởng thành, trong đó người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn cả.

    Đau lưng có nhiều nguyên nhân như lao động nặng kéo dài, mang vác nặng, đứng ngồi sai tư thế, chấn thương, béo phì khiến cột sống bị thoái hóa thoát vị, gai cột sống...

    Đau lưng gây không ít phiền toái và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Điều quan trọng nhất là tìm nguyên nhân gây đau lưng, vì vậy, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Nên đi khám bệnh ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và trang thiết bị chẩn đoán.

    Người cao tuổi nên đi khám sớm khi có dấu hiệu đau lưng.

    Người cao tuổi nên đi khám sớm khi có dấu hiệu đau lưng.

    Người bị đau lưng nên tự xem xét bản thân mình bị đau lưng từ bao giờ và có những hiện tượng gì liên quan đến đau lưng hay không? Ví dụ, hay đau lưng vào thời gian nào trong ngày, đau có liên tục không, cơn đau dữ dội hay âm ỉ, ngoài đau lưng còn có triệu chứng nào liên quan mật thiết với đau lưng như tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu són, nước tiểu có máu, nước tiểu đục, đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua hoặc có sốt và xung quanh hoặc gia đình có người bị sốt xuất huyết hay không hoặc có mang vác nặng, bưng bê vật nặng sai tư thế không? Nắm được các mối liên quan đến đau lưng để cung cấp cho bác sĩ khám bệnh biết, để tìm nguyên nhân sớm giúp cho điều trị có hiệu quả hơn. Có nhiều trường hợp khi tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục thích hợp thì đau lưng cũng sẽ khỏi dần (điều trị khỏi bệnh dạ dày hoặc điều trị khỏi bệnh sỏi tiết niệu hoặc bệnh sốt xuất huyết) hoặc không ngồi lâu, không bưng bê sai tư thế.

    Đi bộ hàng ngày giúp phòng ngừa đau lưng ở người cao tuổi.

    Đi bộ hàng ngày giúp phòng ngừa đau lưng ở người cao tuổi.

    Người cao tuổi có thể tự tìm thấy một số dấu hiệu hoặc hiện tượng nghi ngờ gây đau lưng nhưng tuyệt đối không nên tự mình chẩn đoán bệnh, tự điều trị cho mình hoặc cho người thân khi không có chuyên môn về y. Ngoài việc tìm căn nguyên để điều trị thì các việc làm khác hỗ trợ cũng rất cần thiết như tập thể dục nhẹ nhàng tùy theo sức mình và bệnh của mình.

    Tập thể dục đối với người đau lưng cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bởi vì, tập sai thì bệnh không những không khỏi mà nhiều khi còn gây nguy hiểm cho người bệnh. Ví dụ, với người bị thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm thì nên đi bộ trên nền phẳng và tránh đi xe đạp, xe máy hoặc đi ô tô qua những đoạn đường mấp mô, nhiều ổ gà.

    Không tùy tiện dùng thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

    Không tùy tiện dùng thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

    Việc dùng thuốc để điều trị căn nguyên gây đau lưng không được tùy tiện mà cần thực hiện theo đơn của bác sĩ khám bệnh cho mình. Bởi vì, có một số loại thuốc dùng điều trị nguyên nhân gây đau lưng do thoái hóa xương khớp nhưng lại có một số tác dụng phụ, thậm chí gây nguy hiểm, ví dụ, thuốc Corticoid gây chảy máu dạ dày; thuốc không steroid vừa có tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày và nguy hiểm cho người có bệnh hen suyễn. Do vậy, người bị đau lưng tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị hoặc dùng đơn của một bệnh nhân khác mua thuốc cho mình, hoặc không nên cùng một lúc dùng cả thuốc tây y lẫn thuốc đông y. Trong điều kiện cho phép có thể điều trị đông tây y kết hợp, ví dụ như uống thuốc tây y kết hợp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt hoặc lý liệu pháp.

    Chế độ ăn cho người cao tuổi bị đau lưng mà nguyên nhân do xương khớp (thoái hóa cột sống, gai đôi, loãng xương) cũng cần được quan tâm hơn như ăn các loại thức ăn có nhiều chất canxi (tôm, cua, ốc, uống sữa có nhiều can xi).

    Theo SKDS