Hạn chế tiếp xúc với hóa chất BPA, cách nào?

    Bisphenol A, hay còn gọi là BPA là một loại hóa chất được sử dụng để làm hóa dẻo nhựa, phổ biến trong các hộp đựng thức ăn hay các lon nhôm chứa đồ uống. Một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho thấy 90% người Mỹ có chất BPA trong nước tiểu.

     Bisphenol A, hay còn gọi là BPA là một loại hóa chất được sử dụng để làm hóa dẻo nhựa, phổ biến trong các hộp đựng thức ăn hay các lon nhôm chứa đồ uống. Một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho thấy 90% người Mỹ có chất BPA trong nước tiểu.

    Vỏ chai nước khoáng được làm từ nhựa có thể gây hại cho sức khỏe

    Hóa chất BPA trong các loại hộp nhựa có thể ngấm vào thứ ăn và nước uống. Như vậy con người đã tiếp xúc trực tiếp với BPA qua nguồn thực phầm và đồ uống. Tuy nhiên, chất BPA còn có trong bụi và nước.

     

    Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã rất lo ngại rằng khả năng phá hủy nội tiết tố của BPA sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe con người như rối loạn thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tiểu đường, làm tổn thương bão bộ, đặc biệt không tốt với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

     

    Tuy nhiên, cho tới nay giới khoa học cũng chưa có một sự đồng thuận về những tác hại mà chất BPA có thể gây ra cho con người. Nhưng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh  của Mỹ khuyến cáo rằng trước khi những kết luận chính thức về BPA được giới khoa học đưa ra, người dân nên hạn chết tiếp xúc với loại hóa chất này theo 5 cách sau:

     

    1. Không để chất lỏng nóng vào hộp nhựa, không nên cho hộp nhựa vào lò vi sóng vì ở nhiệt độ cao chất BPA có trong hộp nhựa sẽ được giải phóng, từ đó có thể dễ dàng ngấm vào thức ăn.

    2. Không nên sử dụng những chai nhựa cũ và bị trầy xước có chứa chất BPA vì những vết trầy xước chính là môi trường của vi khuẩn có thể phát triển và từ đó xâm nhập vào cơ thể. Hãy sử dụng những chai nhựa mới.

    3. Thay thế những hộp nhựa chứa thức ăn bằng nhựa. Ngoài nhựa, có rất nhiều lựa chọn dành cho bạn như loại hộp được làm từ gốm sứ, thủy tinh hay thép không gỉ. Đây là những chất liệu an toàn và có độ bền cao và còn thân thiện với môi trường hơn so với các hộp nhựa.

    4. Giảm thiểu sử dụng thực phẩm đóng hộp. Đồ hộp là một phương pháp bảo quản thực phẩm và giảm tải trọng lượng trong vận chuyển lương thực. Đây là một phát minh tuyệt vời trong khoảng 200 năm trước, tuy nhiên đồ hộp có chứa một mối nguy hiểm tiềm ẩn. Chất BPA trong lớp lót của vỏ hộp có thể dễ dàng ngấm vào thực phẩm. Vì vật, cách tốt nhất là nên tránh những thực phẩm và đồ uống đã chế biến sẵn và được đóng hộp, đóng lon.

    5. Quan sát mã số nhận dạng nhựa ở phía dưới của hộp. Không nên dùng các loại hộp có mã 3 và 7 vì loại này chăc chắn có chứa hóa chất BPA.

    Theo SKDS