Làm gì khi bệnh vẩy nến tái phát?
Vẩy nến là bệnh da mạn tính thường gặp và dễ tái phát. Theo nghiên cứu của Viện Da liễu Trung ương, ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến là 5 - 7% tổng số bệnh nhân da liễu đến khám tại các phòng khám da liễu. Nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến là di truyền, chiếm 1/3 người mắc bệnh, tuy nhiên, tỉ lệ phát bệnh nặng hay nhẹ có liên quan mật thiết đến môi trường sinh hoạt.
Vẩy nến là bệnh da mạn tính thường gặp và dễ tái phát. Theo nghiên cứu của Viện Da liễu Trung ương, ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến là 5 - 7% tổng số bệnh nhân da liễu đến khám tại các phòng khám da liễu. Nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến là di truyền, chiếm 1/3 người mắc bệnh, tuy nhiên, tỉ lệ phát bệnh nặng hay nhẹ có liên quan mật thiết đến môi trường sinh hoạt.
Biểu hiện của bệnh
Tổn thương cơ bản của vẩy nến là đỏ - vẩy. Đám mảng đỏ kích thước to nhỏ khác nhau vài milimet - một vài centimet, có khi hàng chục centimet (các mảng lớn cố thủ ở một vài vị trí), giới hạn rõ, hơi gồ cao, nền cứng cộm, thâm nhiễm, có khi vẩy trắng choán gần hết nền đỏ, chỉ còn lại viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp vẩy. Có thể một vài đám tới vài chục đám tổn thương. Vẩy trắng phủ trên nền đám đỏ, vẩy màu trắng đục hơi bóng như màu xà cừ, như màu nến trắng. Vẩy nhiều tầng nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột trắng, như phấn, như vết nến, rơi lả tả. Vẩy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh vẩy nến, gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra đầy đủ.
Người bệnh cảm thấy ngứa ít hoặc nhiều, thường ngứa nhiều ở giai đoạn đang tiến triển. Một số người bệnh không ngứa mà chỉ có cảm giác vướng víu, ảnh hưởng thẩm mỹ.
Xử trí thế nào?
Bên cạnh những chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị thì bệnh nhân cần có những biện pháp trong sinh hoạt hàng ngày để khắc phục và giảm đi các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Chăm sóc vùng da bị tổn thương. Một số lượng đáng kể điều khiển của ánh sáng mặt trời có thể cải thiện các tổn thương, nhưng quá nhiều mặt trời có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các ổ dịch và tăng nguy cơ ung thư da. Nếu tắm nắng, tốt nhất là thời gian ngắn 3 lần/tuần, chú ý cẩn thận đến tai, bàn tay và mặt, thực hiện theo chỉ định của thầy thuốc. Cần ghi lại quá trình tiếp xúc trong ánh nắng mặt trời để hạn chế phản ứng ngược. Sử dụng kem hoặc thuốc mỡ có chứa hydrocortisone hoặc axit salicylic để giảm ngứa và hạn chế nhân rộng. Nếu có bệnh vẩy nến da đầu, hãy thử một loại dầu gội riêng biệt.
Tắm hàng ngày. Tắm hàng ngày sẽ giúp loại bỏ các vảy và da viêm. Có thể dùng dầu tắm riêng biệt, tránh dùng nước nóng và xà phòng mạnh, chúng có thể làm tăng các triệu chứng. Thay vào đó, sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ có thêm các loại dầu và chất béo.
Sử dụng kem dưỡng ẩm. Thấm khô làn da sau khi tắm, sau đó ngay lập tức áp một thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm trên da trong khi vẫn còn ẩm. Đối với da rất khô, dầu có thể được ưa chuộng hơn - ở lại nhiều hơn các loại kem hay thuốc và có hiệu quả hơn để chống sự bay hơi nước từ làn da. Trong thời gian thời tiết khô lạnh, có thể cần phải áp dụng một loại kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày.
Tránh yếu tố gây bệnh: Tìm hiểu điều gì gây nên (nếu có) làm trầm trọng thêm bệnh vẩy nến và thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc tránh yếu tố nguy cơ có thể làm trầm trọng thêm bệnh vẩy nến.
Ngoài ra, cần có chế độ ăn cân đối, đầy đủ chất dinh dưỡng dành cho bệnh nhân mắc bệnh và tham khảo các thầy thuốc chuyên khoa về bổ dung một số loại thảo dược để giảm ngứa và tránh tổn thương lan rộng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu nghi ngờ mắc bệnh vảy nến, bệnh nhân cần gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn cụ thể, dùng thuốc theo chỉ định, tránh những tác dụng phụ của thuốc. Bệnh nhân tránh căng thẳng thần kinh, sinh hoạt điều độ, hạn chế chất kích thích (rượu, cà phê...) và xác định tư tưởng “chung sống hòa bình” với bệnh. Hiện nay, có rất nhiều thuốc Đông y do người bệnh tự ý mua về sử dụng đã gây ra những biến chứng toàn thân. Vì vậy, khi sử dụng bất cứ loại thuốc gì, cần được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa da liễu, tránh những tổn thương đáng tiếc.
Theo SKDS