Phòng bạch hầu hiệu quả cách nào?
Tại nơi đang có ổ bệnh, cần tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh bạch hầu, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc và các đối tượng nguy cơ để phát hiện sớm các trường hợp mắc mới và người lành mang trùng..
Tại nơi đang có ổ bệnh, cần tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh bạch hầu, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc và các đối tượng nguy cơ để phát hiện sớm các trường hợp mắc mới và người lành mang trùng, triển khai kịp thời các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch; tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân nhằm hạn chế tối đa số trường hợp mắc và tử vong.
Tiêm vắc - xin là biện pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả.
Tổ chức tuyên truyền tới từng hộ gia đình về các biện pháp vệ sinh cá nhân, thường xuyên lau rửa sàn nhà, vật dụng bằng các hóa chất diệt khuẩn thông thường. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Đối với ổ bệnh ở huyện xã Phước Lộc, Bộ Y tế đã chỉ đạo chuyên gia của Viện Pasteur Nha Trang, Chương trình TCMR Quốc gia hỗ trợ chuyên môn, cung cấp đầy đủ vắc-xin để sẵn sàng cho chiến dịch tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu cho tất cả người dân ở xã Phước Lộc (Phước Sơn - Quảng Nam).
Phun hóa chất khử trùng xung quanh khu vực có người nhiễm bệnh
Do đặc tính là bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi; đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo nên rất có nguy cơ lây lan nếu không phòng dịch và tiêm vắc-xin triệt để… Vì vậy, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch, đảm bảo tất cả các trẻ được tiêm đủ các mũi cơ bản và nhắc lại đúng lịch.
Lịch tiêm chủng vắc - xin DTP hoặc Quinvaxem: Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi; Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng; Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng; Mũi thứ 4: khi trẻ 18 tháng tuổi.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi được chẩn đoán mắc bệnh bạch hầu, bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại giường, tránh hoạt động mạnh vì bệnh bạch hầu ảnh hưởng đến cơ tim và hệ cơ ở chân tay. Cách ly nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Cần thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn để tránh vi khuẩn phát tán.
Nếu đau họng và khó nuốt nên ăn các thức ăn lỏng như cháo hoặc sữa, tránh thức ăn cứng và phải nhai nuốt nhiều.
Sau khi khỏi bệnh, cần phải đi tiêm phòng lại để ngăn ngừa bệnh tái phát. Bạch hầu có thể quay trở lại nếu không tiêm chủng để phòng bệnh.
Theo SKDS