Tiểu đường và biến chứng nguy hiểm về xương khớp

     Biến chứng xương khớp là một biến chứng phổ biến ở người bệnh tiểu đường. Do mật độ xương giảm nên người mắc bệnh tiểu đường có thể bị yếu xương, gãy xương… thậm chí có thể nhiễm trùng.

     Biến chứng xương khớp là một biến chứng phổ biến ở người bệnh tiểu đường. Do mật độ xương giảm nên người mắc bệnh tiểu đường có thể bị yếu xương, gãy xương… thậm chí có thể nhiễm trùng.

     
    Đây là một trong những biến chứng gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh do những tác hại của nó đến khả năng lao động, nhu cầu sinh hoạt, cũng như về thẩm mỹ, tinh thần…
     
    Bệnh tiến triển âm thầm
     
    Bệnh đái tháo đường góp phần thúc đẩy bệnh ở hệ xương khớp xuất hiện sớm hơn, nặng hơn hoặc tiến triển nhanh hơn. Bệnh thường tiến triển âm thầm, lúc đầu người bệnh chỉ có cảm giác khó khăn khi co duỗi ngón tay cho đến khi ngón tay hoàn toàn cong gập và đau buốt. Tổn thương gây xơ hóa và co rút cũng có thể xảy ra ở bàn chân và thể hang bộ phận sinh dục nam.
     
    Dạng tổn thương khác là ngón tay lò xo. Bệnh nhân không thể dễ dàng mở bung ngón tay ra một khi đã cố gắng gập vào. Khi cổ tay sưng đỏ, bệnh nhân rất đau khi làm những việc thông thường như vắt quần áo, vặn tay ga xe máy hay cầm vật nặng.
     
    Đây là bệnh viêm gân do ngón cái. Mật độ xương của bệnh nhân ĐTĐ thường thấp hơn người bình thường từ 20% – 30%. Việc nằm liệt giường do gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi, nếu chăm sóc không tốt dẫn đến loét nhiễm trùng một nguy cơ dẫn đến tử vong. Do vậy, các bệnh lý về khớp cũng khiến cho bệnh nhân đau đớn và dễ gãy nếu chăm sóc không tốt.
     
    Biến chứng nguy hiểm
     
    Nhóm bệnh xương khớp do ĐTĐ để lại hậu quả rất nặng nề, nhất là người bệnh trên 10 năm và có mức đường huyết không được khống chế. Bệnh thường làm co rút gân cơ chân, di lệch khớp xương bàn chân, mất cảm giác và tổn thương xương khớp.
     
    Bàn chân: Tổn thương viêm loét hoại tử đầu chi do tổn thương vi mạch gây loét, hoại tử, viêm xương, nhiễm khuẩn huyết là một biến chứng rất nặng của bệnh tiểu đường.
     
    Bàn tay: Hội chứng bàn tay cứng, hay hội chứng hạn chế vận động khớp với biểu hiện da tay bị dày lên, xơ cứng gần giống như bệnh xơ cứng bì. Hạn chế vận động khớp biểu hiện bằng các ngón tay không thể gấp và duỗi hết tầm vận động bình thường, xơ hóa các bao gân duỗi và gấp ngón tay. Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân không thể áp sát 2 lòng bàn tay vào nhau. Hội chứng này gặp khoảng 1/3 bệnh nhân bệnh tiểu đường typ 1.
     
    Xơ hóa: Do tình trạng xơ hóa, co rút, dày lên của cân cơ gan bàn tay với biểu hiện bằng sự co rút của ngón tay, thường gặp ở ngón đeo nhẫn nhưng có khi lan rộng sang tận ngón trỏ. Hội chứng này thường gặp ở 25% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
     
    Ngón tay: Do viêm bao gân gấp ngón tay là một biến chứng khá thường gặp. Bệnh nhân có cảm giác ngón tay như bị khóa cứng lại không thể duỗi ra bình thường được mà phải cố gắng bật mạnh ra, hoặc lấy ngón tay khác bẻ ra. Ngón tay bị co gấp như hình cò súng.
     
    Xương: Hội chứng tăng tạo xương lan tỏa nguyên phát, đặc trưng bởi tình trạng loạn sản, canxi hóa dây chằng cột sống kết hợp với hình thành các gai xương. Triệu chứng thường gặp là đau, hạn chế vận động, cứng vùng gáy và lưng. Tình trạng loãng xương: thường gặp ở bệnh nhân týp 1, người gầy. Những bệnh nhân týp 2 thường béo nên khối xương ít thay đổi. 
     
    Khớp vai: Hay co rút khớp vai với triệu chứng hạn chế gần như hoàn toàn biên độ vận động của khớp vai, nhất là các động tác dạng và xoay vai. Triệu chứng đau thường nhẹ và không tương xứng khiến cho bệnh nhân hạn chế vận động. Đây là hội chứng thường gặp khoảng 20% bệnh nhân bệnh tiểu đường.
     
    Vai tay: Hay hội chứng đau loạn dưỡng thần kinh phản xạ có thể gặp và thường phối hợp với hội chứng đông cứng khớp vai. Người bệnh đau lan tỏa từ trên vai lan xuống đến bàn, ngón tay, đau rất nhiều kèm theo rối loạn vận mạch (tay sưng phù, da đỏ, tím…) và thiểu dưỡng cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn.
     
    Bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng đối với bộ máy vận động, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Do vậy, cần phải sự hiể biết về bệnh, điều trị đúng sẽ giúp cho người bệnh hoàn toàn có thể tự lập được trong công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống.
     
    Các biến chứng khớp của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, vì vậy cần phải phòng tránh ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Hãy thường xuyên vận động, có chế độ ăn kiêng hợp lý và kiểm tra đường huyết thường xuyên để tránh gặp những biến chứng không đáng có.
     
    Theo vnmedia