Máy tính sẽ không cần đến ổ cứng?
Với giải pháp lưu trữ mới mà các nhà nghiên cứu của IBM đang tiến hành, rất có thể một ngày không xa máy tính sẽ không còn ổ cứng nữa.
Với giải pháp lưu trữ mới mà các nhà nghiên cứu của IBM đang tiến hành, rất có thể một ngày không xa máy tính sẽ không còn ổ cứng nữa.
Lưu tài liệu, tệp tin vào bộ nhớ là một hành động rất đỗi bình thường, quen thuộc với người dùng cuối. Chúng ta không cần phải nghĩ về điều đó, nó đương nhiên phải thế.
Nhưng dù đó là ổ đĩa cứng hay ổ cứng thể rắn, các giải pháp lưu trữ truyền thống vẫn có những hạn chế của chúng – như tốc độ, khả năng ghi lại và độ bền. Vì thế, một nhóm các nhà nghiên cứu của IBM ở California đã đưa ra giải pháp mới có tên gọi là "racerack memory".
Stuart Parkin, chuyên gia tại IBM dẫn đầu nhóm nghiên cứu spin điện tử học và Manhêtô điện tử học, là người đang giám sát giải pháp lưu trữ mới, một giải pháp có thể sẽ chấm dứt dòng đời của ổ cứng. Điều trớ trêu là iBM lại là hãng đã sáng tạo ra ổ cứng HDD vào giữa những năm 1950.
Chính xác thì giải pháp "racetrack memory" là gì? Hãy tưởng tượng có một loạt các nam châm nhỏ, tất cả cấu thành một lớp nguyên tử có thể di chuyển lên, xuống dọc theo một racetrack (tạm dịch là luồng lưu thông) rất chặt chẽ.
Sự sắp xếp đó không chỉ đảm bảo tốc độ đọc/ghi được tăng lên mà còn giúp chi phí sản xuất rẻ hơn, ngày càng linh hoạt hơn do không cần đến các bộ phận (cơ học) để di chuyển, và tăng cường dung lượng lưu trữ một cách đáng kể.
Hiện nay, nhóm của Parkin đã có thể biểu diễn những ưu điểm của giải pháp lưu trữ mới này, bằng cách áp dụng vào loại chip nhớ flash hiện tại. Nhóm của ông cũng đã có thể tạo ra khoảng "250 lớp domain từ tính này trong một racetrack", khi áp dụng giải pháp này vào chip flash, có thể tăng dung lượng lưu trữ lên theo hệ số 100.
Và hơn thế nữa, nó sẽ không bao giờ bị hao mòn, nghĩa là khả năng ghi lại luôn được đảm bảo. Hiện tại, bộ nhớ flash không thể làm được điều này.
Giải pháp mới này của các nhà nghiên cứu IBM có thể sẽ mở đường cho những thiết bị điện toán nhỏ hơn, hiệu quả hơn.
Theo Báo Giáo dục & Thời đại