Lão hóa, đột biến gen vì thiếu dinh dưỡng
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt dinh dưỡng gây ra tổn thương DNA. Khi các yếu tố dinh dưỡng cần thiết bị thiếu sẽ đem đến kết quả xấu trong quá trình sao chép và số lượng tế bào đột biến càng tăng.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt dinh dưỡng gây ra tổn thương DNA. Khi các yếu tố dinh dưỡng cần thiết bị thiếu sẽ đem đến kết quả xấu trong quá trình sao chép và số lượng tế bào đột biến càng tăng.
DNA (Deoxyribonucleic acid) trong cơ thể chúng ta có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính riêng biệt của mỗi người. Một đoạn DNA mang thông tin di truyền còn được gọi là gen. Theo di truyền học, DNA của một cơ thể thừa hưởng một nửa từ bố và một nửa từ mẹ.Trong quá trình sinh sản phân tử DNA được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau.
Khi ADN tự nhân đôi, 2 chuỗi của ADN mạch kép trước tiên được tách đôi nhờ sự hỗ trợ của một số enzym chuyên trách. Mỗi chuỗi ADN sau khi tách ra sẽ thực hiện việc tái tạo một chuỗi đơn mới phù hợp theo cơ chế gián đoạn và nguyên tắc bán bảo tồn. Do đó, sau khi nhân đôi, 2 phân tử ADN mới (mỗi phân tử chứa một chuỗi cũ và một chuỗi mới) đều giống hệt trình tự nhau nếu như không có đột biến xảy ra và giống với phân tử ADN ban đầu.
Đột biến hiểu đơn giản là hậu quả của những sai sót hoá học trong quá trình nhân đôi. Khi DNA có sai sót trong sao chép, nó tạo ra các tế bào có cấu trúc bị đột biến.Các gene đột biến này có thể tích tụ trong các tế bào của bộ não hay các tế bào cơ và gây ra lão hóa.
Các DNA đột biến này có thể do nguyên nhân từ bên trong hoặc từ bên ngoài cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây tổn thương DNA từ bên ngoài nhưng được nhắc đến nhiều nhất là bức xạ. Bức xạ hạt nhân là nguyên nhân gây đột biến DNA đã được ghi nhận. Các loại đột biến tự thân cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là các phản ứng ôxy hoặc các gốc tự do.
Thực tế nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng thiếu hụt dinh dưỡng gây ra tổn thương DNA. Khi các yếu tố dinh dưỡng cần thiết bị thiếu sẽ đem đến kết quả xấu trong quá trình sao chép và số lượng tế bào đột biến càng tăng.
Ví dụ, khi cơ thể bị thiếu bất kỳ một chất dinh dưỡng nào, như axit folic, vitamin B6, niacin, vitamin B12, vitamin C, vitamin E, sắt, kẽm...dẫn đến các phản ứng khác lạ trong cơ thể, lúc này DNA có thể bị biến đổi và đứt gãy các sợi đơn, sợi đôi hoặc cả hai giống như khi DNA bị ảnh hưởng bởi bức xạ.
Ngay cả khi bạn ăn sống nhiều loại thực phẩm để tận dụng tối đa các vi chất thì bạn cũng không cung cấp đủ hơn 40 vi chất dinh dưỡng cần thiết cho DNA. Việc kiểm tra và đo lượng vi chất dinh dưỡng nên được thực hiện ít nhất hai năm một lần để bổ sung kịp thời các vi lượng, đảm bảo cho sức khỏe và nòi giống của bạn.
Theo SKDS